Báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu thị trường IDC cho biết các doanh nghiệp và các hãng cung cấp dịch vụ đã chi nhiều hơn cho thiết bị lưu trữ trong quý 2/2011 nhờ ngân sách công nghệ thông tin (IT) ngày càng tăng.
Theo nhà phân tích Liz Conner của IDC, số lượng thiết bị lưu trữ gia tăng cùng với việc đầu tư vào điện toán đám mây và ảo hóa trung tâm dữ liệu.
Các công ty đang cập nhật các hệ thống bộ lưu trữ cho kỷ nguyên "dữ liệu lớn," để đáp ứng cho khối lượng thông tin khổng lồ ngày càng tăng.
Trong chương trình nghiên cứu theo dõi hệ thống lưu trữ trên đĩa hàng quý toàn cầu (WQDSST), IDC cho biết tổng thị trường hệ thống lưu trữ trên đĩa tăng trưởng chỉ hơn 10% so với quý 2/2010 và đạt gần 7,5 tỷ USD doanh thu.
Lưu trữ đĩa gắn ngoài tăng trưởng 12,2% so với cùng kỳ năm 2010, đạt doanh thu hơn 5,6 tỷ USD.
Doanh thu đạt đỉnh kết quả cao so với quý 2 năm ngoái, khi ngành công nghiệp này đang phục hồi từ tình trạng suy thoái của những năm 2008-2009.
Tổng dung lượng được bán ra cũng tiếp tục tăng, với tổng hệ thống lưu trữ đĩa được xuất xưởng trong quý này tương ứng với 5.353 petabyte dung lượng, tăng 46,7% so với năm trước.
Trong quý 2/2010, đã có 3.645 petabyte được bán ra, tăng 54,6%.
Doanh số đã tăng trong tất cả sản phẩm chính, gồm Lưu trữ đính kèm mạng (NAS) và tất cả các loại mạng khu vực Lưu trữ (SAN).
Theo IDC, tổng thị trường các hệ thống lưu trữ kết nối mạng không cần máy chủ, gồm NAS và iSCSI (Internet SCSI) SAN, tăng 15% từ năm trước, đạt doanh thu 4,8 tỷ USD.
EMC dẫn đầu thị trường với 31,9% tổng doanh thu, theo sau là NetApp với 15% thị phần. EMC cũng đứng đầu thị trường SAN mở, gồm tất cả loại SAN trừ hệ thống lưu trữ máy tính trung tâm.
Theo IDC, EMC chiếm 25,7% thị trường này, tiếp theo là IBM với 16,7% và HP với 13,4%.
Tổng doanh thu tất cả các loại SAN mở tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo bà Conner, thiết bị SAN truyền thống Fiber Channel thường đắt tiền hơn các loại khác cũng tăng trưởng. Với ngân sách IT không còn bị siết chặt, doanh nghiệp sử dụng sẽ mua thêm nhiều bộ Fiber Channel.
Doanh số iSCSI SAN cũng tăng mạnh với tỷ lệ 21% theo doanh thu. Dell dẫn đầu thị trường này với 32,1% tổng doanh thu, theo sau là EMC và HP.
Doanh thu NAS tăng 16,9% từ năm trước, và EMC chiếm lĩnh thị trường này với 47,2% doanh thu. NetApp xếp hạng 2 với 30,7%.
Trong số các hãng cung cấp, EMC có doanh thu cao nhất trong cả hệ thống lưu trữ đĩa nói chung và thị trường thiết bị lưu trữ gắn ngoài, tăng 26% về doanh thu.
Oracle, vào năm 2009 đã mua lại hãng Sun Microsystems và bộ phận kinh doanh bộ lưu trữ của công ty này, đã bị giảm sút doanh thu trong cả hai lĩnh vực./.
Theo nhà phân tích Liz Conner của IDC, số lượng thiết bị lưu trữ gia tăng cùng với việc đầu tư vào điện toán đám mây và ảo hóa trung tâm dữ liệu.
Các công ty đang cập nhật các hệ thống bộ lưu trữ cho kỷ nguyên "dữ liệu lớn," để đáp ứng cho khối lượng thông tin khổng lồ ngày càng tăng.
Trong chương trình nghiên cứu theo dõi hệ thống lưu trữ trên đĩa hàng quý toàn cầu (WQDSST), IDC cho biết tổng thị trường hệ thống lưu trữ trên đĩa tăng trưởng chỉ hơn 10% so với quý 2/2010 và đạt gần 7,5 tỷ USD doanh thu.
Lưu trữ đĩa gắn ngoài tăng trưởng 12,2% so với cùng kỳ năm 2010, đạt doanh thu hơn 5,6 tỷ USD.
Doanh thu đạt đỉnh kết quả cao so với quý 2 năm ngoái, khi ngành công nghiệp này đang phục hồi từ tình trạng suy thoái của những năm 2008-2009.
Tổng dung lượng được bán ra cũng tiếp tục tăng, với tổng hệ thống lưu trữ đĩa được xuất xưởng trong quý này tương ứng với 5.353 petabyte dung lượng, tăng 46,7% so với năm trước.
Trong quý 2/2010, đã có 3.645 petabyte được bán ra, tăng 54,6%.
Doanh số đã tăng trong tất cả sản phẩm chính, gồm Lưu trữ đính kèm mạng (NAS) và tất cả các loại mạng khu vực Lưu trữ (SAN).
Theo IDC, tổng thị trường các hệ thống lưu trữ kết nối mạng không cần máy chủ, gồm NAS và iSCSI (Internet SCSI) SAN, tăng 15% từ năm trước, đạt doanh thu 4,8 tỷ USD.
EMC dẫn đầu thị trường với 31,9% tổng doanh thu, theo sau là NetApp với 15% thị phần. EMC cũng đứng đầu thị trường SAN mở, gồm tất cả loại SAN trừ hệ thống lưu trữ máy tính trung tâm.
Theo IDC, EMC chiếm 25,7% thị trường này, tiếp theo là IBM với 16,7% và HP với 13,4%.
Tổng doanh thu tất cả các loại SAN mở tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo bà Conner, thiết bị SAN truyền thống Fiber Channel thường đắt tiền hơn các loại khác cũng tăng trưởng. Với ngân sách IT không còn bị siết chặt, doanh nghiệp sử dụng sẽ mua thêm nhiều bộ Fiber Channel.
Doanh số iSCSI SAN cũng tăng mạnh với tỷ lệ 21% theo doanh thu. Dell dẫn đầu thị trường này với 32,1% tổng doanh thu, theo sau là EMC và HP.
Doanh thu NAS tăng 16,9% từ năm trước, và EMC chiếm lĩnh thị trường này với 47,2% doanh thu. NetApp xếp hạng 2 với 30,7%.
Trong số các hãng cung cấp, EMC có doanh thu cao nhất trong cả hệ thống lưu trữ đĩa nói chung và thị trường thiết bị lưu trữ gắn ngoài, tăng 26% về doanh thu.
Oracle, vào năm 2009 đã mua lại hãng Sun Microsystems và bộ phận kinh doanh bộ lưu trữ của công ty này, đã bị giảm sút doanh thu trong cả hai lĩnh vực./.
Anh Quân (TTXVN/Vietnam+)