Ngày 8/6, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết từ khi khởi động chương trình bình ổn cho đến nay, các doanh nghiệp tham gia bình ổn đã triển khai đưa hàng đến hầu hết các điểm bán đã đăng ký và doanh số đạt được tăng từ 5-10%.
Đối với nhóm mặt hàng sữa, các doanh nghiệp triển khai ở hơn 280 điểm bán trên địa bàn thành phố và cũng đã tổng hợp danh sách các điểm bán, thông báo rộng rãi đến người tiêu dùng.
Qua một tháng triển khai, Công ty sữa Vinamilk đã đưa ra thị trường 18,39 tấn (hơn 31.940 hộp) với tổng giá trị đạt 6,11 tỷ đồng. Còn Công ty Nutifood, ngoài gần 180 điểm bán đã đăng ký, hiện đang triển khai phát triển thêm 100 điểm bán tại các siêu thị và 20 điểm bán tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Riêng nhóm mặt hàng dược phẩm, đại diện Sở Y tế cho biết, qua khảo sát đã có 325 nhà thuốc đưa 45 loại thuốc bình ổn vào bán; trong đó có 99 nhà thuốc thuộc bệnh viện, 111 nhà thuốc của các doanh nghiệp và 115 nhà thuốc tư nhân. Tính đến cuối tháng Năm vừa qua, doanh thu của bốn doanh nghiệp tham gia bình ổn nhóm mặt hàng dược phẩm đạt 580 triệu đồng, tăng so với bình quân hàng tháng trước khi tham gia chương trình.
Ngoài ra, tại Thành phố Hồ Chí Minh có gần 3.660 nhà thuốc, trong đó có 2.640 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP và hiện có nhiều nhà thuốc đang tiến hành thủ tục đăng ký tham gia chương trình bình ổn và đang được sở xem xét.
Theo kết quả kiểm tra của các sở, ngành thành phố cho thấy, các điểm bán hàng bình ổn cho tới thời điểm này đã thực hiện đầy đủ các quy định cam kết trong việc treo băngrôn, niêm yết giá, tư vấn sản phẩm đến người tiêu dùng…
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng Sở Công Thương phải phối hợp với quận, huyện tiếp tục nhân rộng mô hình thực hiện và tăng cường công tác tuyên truyền để đưa hàng bình ổn đến người dân có thu nhập thấp.
Các doanh nghiệp cần tích cực phát triển điểm bán hàng bình ổn, trong đó ưu tiên mở điểm bán tại các quận, huyện ngoại thành và phấn đấu để đạt doanh thu ngày càng tăng./.
Đối với nhóm mặt hàng sữa, các doanh nghiệp triển khai ở hơn 280 điểm bán trên địa bàn thành phố và cũng đã tổng hợp danh sách các điểm bán, thông báo rộng rãi đến người tiêu dùng.
Qua một tháng triển khai, Công ty sữa Vinamilk đã đưa ra thị trường 18,39 tấn (hơn 31.940 hộp) với tổng giá trị đạt 6,11 tỷ đồng. Còn Công ty Nutifood, ngoài gần 180 điểm bán đã đăng ký, hiện đang triển khai phát triển thêm 100 điểm bán tại các siêu thị và 20 điểm bán tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Riêng nhóm mặt hàng dược phẩm, đại diện Sở Y tế cho biết, qua khảo sát đã có 325 nhà thuốc đưa 45 loại thuốc bình ổn vào bán; trong đó có 99 nhà thuốc thuộc bệnh viện, 111 nhà thuốc của các doanh nghiệp và 115 nhà thuốc tư nhân. Tính đến cuối tháng Năm vừa qua, doanh thu của bốn doanh nghiệp tham gia bình ổn nhóm mặt hàng dược phẩm đạt 580 triệu đồng, tăng so với bình quân hàng tháng trước khi tham gia chương trình.
Ngoài ra, tại Thành phố Hồ Chí Minh có gần 3.660 nhà thuốc, trong đó có 2.640 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP và hiện có nhiều nhà thuốc đang tiến hành thủ tục đăng ký tham gia chương trình bình ổn và đang được sở xem xét.
Theo kết quả kiểm tra của các sở, ngành thành phố cho thấy, các điểm bán hàng bình ổn cho tới thời điểm này đã thực hiện đầy đủ các quy định cam kết trong việc treo băngrôn, niêm yết giá, tư vấn sản phẩm đến người tiêu dùng…
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng Sở Công Thương phải phối hợp với quận, huyện tiếp tục nhân rộng mô hình thực hiện và tăng cường công tác tuyên truyền để đưa hàng bình ổn đến người dân có thu nhập thấp.
Các doanh nghiệp cần tích cực phát triển điểm bán hàng bình ổn, trong đó ưu tiên mở điểm bán tại các quận, huyện ngoại thành và phấn đấu để đạt doanh thu ngày càng tăng./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)