Theo số liệu vừa công bố của thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, trung bình mỗi ngày có 240.000 m3 nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lý được xả thẳng ra môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của người dân khu vực.
Điều đáng nói, mặc dù ngành Tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực đưa ra không ít giải pháp và “mạnh tay” xử lý, song nhiều doanh nghiệp vẫn sẵn sàng vi phạm rồi nộp phạt vì chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tốn kém.
Phần nổi của "tảng bang chìm"
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, toàn ngành Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt trên 8,1 tỷ đồng vi phạm về môi trường, kiến nghị truy thu trên 545 triệu đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, con số trên chỉ là một phần nhỏ của “tảng băng chìm” về tình hình vi phạm của các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất.
Cụ thể, gần đây nhất, vào ngày 10/7 vừa qua, đoàn thanh tra môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra đột xuất và bắt quả tang Công ty Cổ phần giấy An Hòa (đóng trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã xả ra sông Lô một khối lượng nước thải khoảng 5.500m3/ngày đêm chưa qua xử lý.
Trước đó, Công ty này cũng bị Cảnh sát Môi trường phạt 225 triệu đồng do có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường.
Tương tự, ngày 12/7, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Đắk Nông) cũng ra quyết định xử phạt đối với nhà máy sản xuất cồn công nghiệp thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Việt đóng trên địa bàn, với số tiền 115 triệu đồng.
Theo lực lượng cảnh sát môi trường tỉnh Đắk Nông, nhà máy của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Việt đã tự ý hoạt động trở lại trong thời gian bị đình chỉ, với công suất 1500 tấn nguyên liệu/ngày, xả thải gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng tự ý điều chỉnh thay đổi công trình xử lý môi trường so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được duyệt. Đây là lần thứ 3 trong năm 2013, doanh nghiệp này vi phạm bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
[Saehan Vina ngang nhiên gây ô nhiễm môi trường]
Ngoài ra, kết luận thanh tra, kiểm tra đối với 130 cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố của Tổng cục Môi trường cũng cho thấy, đã xử phạt hành chính 61/130 đối tượng vi phạm với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng…
Qua kết quả thanh tra trên, Tổng cục Môi trường cho biết, hiện đang tiếp tục tiến hành thanh tra 81 cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại 5 tỉnh, thành phố khác; tham gia đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Đà Nẵng về thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường.
"Né" vận hành, sẵn sàng nộp phạt
Đánh giá tổng thể về các vụ vi phạm trên, ông Lê Vũ Tuấn Anh, Phó Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến số vụ vi phạm môi trường gia tăng trong thời gian qua là do vận hành hệ thống xử lý nước thải khá tốn kém, nên không ít doanh nghiệp cố tình né tránh.
Hơn nữa, theo ông Tuấn Anh, việc xử phạt vẫn được thực hiện theo Nghị định 117 ngày 31/12/2009 của Chính phủ, mức phạt cao nhất cho một hành vi vi phạm là 500 triệu đồng. Và, mức phạt này vẫn được coi là còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Đồng tình quan điểm trên, tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, tính đến nay, 60% các khu công nghiệp ở Việt Nam đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng không ít doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm.
Để giám sát chặt chẽ hoạt động xả thải ra môi trường của các cơ sở sản xuất, theo ông Tùng, việc cấp thiết hiện nay là cần phải lắp đặt các trạm quan trắc tự động để kịp thời phát hiện những sai phạm. Theo đó, “hệ thống quan trắc sẽ giúp Ban Quản lý các khu công nghiệp nắm được thông số về mức độ ô nhiễm từ nước thải, chất lượng nước, tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn,” ông Tùng nhìn nhận.
Tuy nhiên, vị Phó Tổng cục Môi trường cũng thẳng thắn cho biết, đến nay mới chỉ có khoảng 10% hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp có lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Chính vì vậy, trung bình mỗi ngày vẫn có khoảng 240.000m3 nước thải được xả thẳng ra môi trường, chưa qua xử lý.
Để “xóa bỏ” tình trạng xả thải, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 khẳng định, Việt Nam cần rất nhiều tỷ đồng để bảo vệ môi trường, trong đó việc xử lý nước thải công nghiệp cần tới gần 300.000 tỷ đồng. Mặt khác, Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu là đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản kiểm soát được trên 90% nguồn thải ô nhiễm phát sinh từ các khu công nghiệp và trên 30% nguồn thải ô nhiễm phát sinh từ các cụm công nghiệp.
Song song với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang soạn thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 117. Theo đó, mức xử phạt cao nhất cho hành vi vi phạm môi trường được nâng lên 1 tỷ đồng (với cá nhân) và 2 tỷ đồng (đối với tổ chức).
Điều đáng nói, mặc dù ngành Tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực đưa ra không ít giải pháp và “mạnh tay” xử lý, song nhiều doanh nghiệp vẫn sẵn sàng vi phạm rồi nộp phạt vì chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tốn kém.
Phần nổi của "tảng bang chìm"
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, toàn ngành Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt trên 8,1 tỷ đồng vi phạm về môi trường, kiến nghị truy thu trên 545 triệu đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, con số trên chỉ là một phần nhỏ của “tảng băng chìm” về tình hình vi phạm của các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất.
Cụ thể, gần đây nhất, vào ngày 10/7 vừa qua, đoàn thanh tra môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra đột xuất và bắt quả tang Công ty Cổ phần giấy An Hòa (đóng trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã xả ra sông Lô một khối lượng nước thải khoảng 5.500m3/ngày đêm chưa qua xử lý.
Trước đó, Công ty này cũng bị Cảnh sát Môi trường phạt 225 triệu đồng do có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường.
Tương tự, ngày 12/7, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Đắk Nông) cũng ra quyết định xử phạt đối với nhà máy sản xuất cồn công nghiệp thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Việt đóng trên địa bàn, với số tiền 115 triệu đồng.
Theo lực lượng cảnh sát môi trường tỉnh Đắk Nông, nhà máy của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Việt đã tự ý hoạt động trở lại trong thời gian bị đình chỉ, với công suất 1500 tấn nguyên liệu/ngày, xả thải gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng tự ý điều chỉnh thay đổi công trình xử lý môi trường so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được duyệt. Đây là lần thứ 3 trong năm 2013, doanh nghiệp này vi phạm bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
[Saehan Vina ngang nhiên gây ô nhiễm môi trường]
Ngoài ra, kết luận thanh tra, kiểm tra đối với 130 cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố của Tổng cục Môi trường cũng cho thấy, đã xử phạt hành chính 61/130 đối tượng vi phạm với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng…
Qua kết quả thanh tra trên, Tổng cục Môi trường cho biết, hiện đang tiếp tục tiến hành thanh tra 81 cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại 5 tỉnh, thành phố khác; tham gia đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Đà Nẵng về thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường.
"Né" vận hành, sẵn sàng nộp phạt
Đánh giá tổng thể về các vụ vi phạm trên, ông Lê Vũ Tuấn Anh, Phó Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến số vụ vi phạm môi trường gia tăng trong thời gian qua là do vận hành hệ thống xử lý nước thải khá tốn kém, nên không ít doanh nghiệp cố tình né tránh.
Hơn nữa, theo ông Tuấn Anh, việc xử phạt vẫn được thực hiện theo Nghị định 117 ngày 31/12/2009 của Chính phủ, mức phạt cao nhất cho một hành vi vi phạm là 500 triệu đồng. Và, mức phạt này vẫn được coi là còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Đồng tình quan điểm trên, tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, tính đến nay, 60% các khu công nghiệp ở Việt Nam đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng không ít doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm.
Để giám sát chặt chẽ hoạt động xả thải ra môi trường của các cơ sở sản xuất, theo ông Tùng, việc cấp thiết hiện nay là cần phải lắp đặt các trạm quan trắc tự động để kịp thời phát hiện những sai phạm. Theo đó, “hệ thống quan trắc sẽ giúp Ban Quản lý các khu công nghiệp nắm được thông số về mức độ ô nhiễm từ nước thải, chất lượng nước, tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn,” ông Tùng nhìn nhận.
Tuy nhiên, vị Phó Tổng cục Môi trường cũng thẳng thắn cho biết, đến nay mới chỉ có khoảng 10% hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp có lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Chính vì vậy, trung bình mỗi ngày vẫn có khoảng 240.000m3 nước thải được xả thẳng ra môi trường, chưa qua xử lý.
Để “xóa bỏ” tình trạng xả thải, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 khẳng định, Việt Nam cần rất nhiều tỷ đồng để bảo vệ môi trường, trong đó việc xử lý nước thải công nghiệp cần tới gần 300.000 tỷ đồng. Mặt khác, Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu là đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản kiểm soát được trên 90% nguồn thải ô nhiễm phát sinh từ các khu công nghiệp và trên 30% nguồn thải ô nhiễm phát sinh từ các cụm công nghiệp.
Song song với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang soạn thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 117. Theo đó, mức xử phạt cao nhất cho hành vi vi phạm môi trường được nâng lên 1 tỷ đồng (với cá nhân) và 2 tỷ đồng (đối với tổ chức).
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay, rất nhiều khu công nghiệp đã lấp đầy 70-100% nhưng vẫn chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng cho vùng xung quanh các khu công nghiệp như: Trà Nóc, Thốt Nốt (Cần Thơ), Trần Quốc Toản (Đồng Tháp), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Nam Cấm (Nghệ An)… Ước tính tổng lượng nước thải phát sinh từ 179 khu công nghiệp đang hoạt động là 622.773m³/ngày đêm; trong đó các hệ thống xử lý nước thải tập trung chỉ xử lý được khoảng 362.450m³/ngày đêm (đạt khoảng 58%), số còn lại không được xử lý và xả thẳng ra môi trường. |
Hùng Võ (Vietnam+)