Sáng 9/12, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên giai đoạn 1 tổ chức tọa đàm trực tuyến về thị trường Anh.
Đây cũng là buổi cuối cùng trong chuỗi tọa đàm trực tuyến về các thị trường nước ngoài.
Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết Anh hiện là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam xuất siêu sang Anh với tăng trưởng kim ngạch trung bình đạt 20-25%/năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm giày dép, hàng dệt may, chè và càphê, thủy sản, cao su…
Theo ông Quân, mặc dù Anh được xem là nước có nền kinh tế mở, ủng hộ thương mại tự do toàn cầu, nhưng hàng xuất khẩu vào thị trường Anh lại phải chịu sự kiểm soát khá gắt gao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm...
Mặt khác, người tiêu dùng của thị trường này vốn rất khó tính, việc thay đổi thói quen và tư duy tiêu dùng của khách hàng là điều không dễ dàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp của Việt Nam chưa nắm bắt rõ các quy định về hàng nhập khẩu của Anh nên đã gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.
Theo ông Phạm Tuấn Huy, Phó trưởng phòng, Vụ thị trường châu Âu, hàng hóa xuất sang Anh đều phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật chung mà EU ban hành (ví dụ như REACH, IUU ... và sắp tới là FLEGT).
Không những thế, đây còn là thị trường phát triển với thị hiếu tiêu dùng cao nên sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng ngày càng đề cao các giá trị bền vững (như đảm bảo sức khỏe con người, môi trường, giảm khí các bon)…
Điều này sẽ tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam do yếu tố chi phí thấp, nhân công rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.
Đáng chú ý, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Anh là giày dép, may mặc, đồ gia dụng đều là những mặt hàng trong diện chịu thuế VAT. Giá sẽ tăng ở mức khoảng 2,1%, trong khi chi tiêu cá nhân có thể giảm khoảng 0,2%.../.
Đây cũng là buổi cuối cùng trong chuỗi tọa đàm trực tuyến về các thị trường nước ngoài.
Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết Anh hiện là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam xuất siêu sang Anh với tăng trưởng kim ngạch trung bình đạt 20-25%/năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm giày dép, hàng dệt may, chè và càphê, thủy sản, cao su…
Theo ông Quân, mặc dù Anh được xem là nước có nền kinh tế mở, ủng hộ thương mại tự do toàn cầu, nhưng hàng xuất khẩu vào thị trường Anh lại phải chịu sự kiểm soát khá gắt gao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm...
Mặt khác, người tiêu dùng của thị trường này vốn rất khó tính, việc thay đổi thói quen và tư duy tiêu dùng của khách hàng là điều không dễ dàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp của Việt Nam chưa nắm bắt rõ các quy định về hàng nhập khẩu của Anh nên đã gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.
Theo ông Phạm Tuấn Huy, Phó trưởng phòng, Vụ thị trường châu Âu, hàng hóa xuất sang Anh đều phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật chung mà EU ban hành (ví dụ như REACH, IUU ... và sắp tới là FLEGT).
Không những thế, đây còn là thị trường phát triển với thị hiếu tiêu dùng cao nên sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng ngày càng đề cao các giá trị bền vững (như đảm bảo sức khỏe con người, môi trường, giảm khí các bon)…
Điều này sẽ tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam do yếu tố chi phí thấp, nhân công rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.
Đáng chú ý, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Anh là giày dép, may mặc, đồ gia dụng đều là những mặt hàng trong diện chịu thuế VAT. Giá sẽ tăng ở mức khoảng 2,1%, trong khi chi tiêu cá nhân có thể giảm khoảng 0,2%.../.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)