Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 16/3, các doanh nghiệp thuộc VFA đã mua được 678.000 tấn gạo tạm trữ.
Như vậy, sau hơn hai tuần thực hiện, các doanh nghiệp đã mua được trên 104% kế hoạch của tháng Ba và đạt 65% kế hoạch chung do VFA triển khai.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho biết do doanh nghiệp gấp rút thu mua, giá thu mua lúa đang ở mức 4.200-4.300 đồng/kg, cao hơn so với mức đề ra.
Từ đầu tháng Ba, VFA đã yêu cầu 30 đơn vị thành viên thu mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ, nhằm không để giá lúa trong nước giảm thêm với giá không thấp hơn 4.000 đồng/kg tại nhà máy.
Hiện các doanh nghiệp vẫn đang tiến hành thu mua tiếp 400.000 tấn gạo tạm trữ cho đợt hai.
Nhằm đảm bảo người trồng lúa lãi ít nhất 30% so với giá thành sản xuất, ngày 12/3, Văn phòng Chính phủ đã có công văn thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương hướng dẫn giá thành, chi phí sản xuất lúa để từ đó Ủy ban Nhân dân các tỉnh căn cứ xác định, công bố giá mua lúa.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân các tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp lương thực ở tỉnh tổ chức mua hết lúa cho nông dân theo giá công bố.
Doanh nghiệp lương thực cần có phương án liên kết, phối hợp với nhà máy chế biến, xay xát nhằm thu mua lúa được tốt hơn./.
Như vậy, sau hơn hai tuần thực hiện, các doanh nghiệp đã mua được trên 104% kế hoạch của tháng Ba và đạt 65% kế hoạch chung do VFA triển khai.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho biết do doanh nghiệp gấp rút thu mua, giá thu mua lúa đang ở mức 4.200-4.300 đồng/kg, cao hơn so với mức đề ra.
Từ đầu tháng Ba, VFA đã yêu cầu 30 đơn vị thành viên thu mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ, nhằm không để giá lúa trong nước giảm thêm với giá không thấp hơn 4.000 đồng/kg tại nhà máy.
Hiện các doanh nghiệp vẫn đang tiến hành thu mua tiếp 400.000 tấn gạo tạm trữ cho đợt hai.
Nhằm đảm bảo người trồng lúa lãi ít nhất 30% so với giá thành sản xuất, ngày 12/3, Văn phòng Chính phủ đã có công văn thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương hướng dẫn giá thành, chi phí sản xuất lúa để từ đó Ủy ban Nhân dân các tỉnh căn cứ xác định, công bố giá mua lúa.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân các tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp lương thực ở tỉnh tổ chức mua hết lúa cho nông dân theo giá công bố.
Doanh nghiệp lương thực cần có phương án liên kết, phối hợp với nhà máy chế biến, xay xát nhằm thu mua lúa được tốt hơn./.
Liên Phương (Vietnam+)