Ba công ty vận tải đường sông biển hàng đầu thế giới là CMA CGM (Pháp), Maersk Line (Đan Mạch) và Swiss MSC Mediterrannean Shipping Co (Thụy Sĩ-Italy) vừa thông báo thành lập một liên minh có tên gọi là P3 Network hoạt động trên ba tuyến đường vận chuyển chủ chốt trong một chiến lược nhằm đối phó tình trạng nhu cầu đang sụt giảm đối với hoạt động vận tải.
Theo kế hoạch ban đầu, P3 Network sẽ sử dụng 255 tàu biển hoạt động trên 3 tuyến đường thương mại chính là châu Á-châu Âu, xuyên Thái Bình Dương và xuyên Đại Tây Dương.
Tuy vậy, các cơ quan quản lý chống độc quyền chắc sẽ "để mắt kỹ" đến liên minh chưa từng có trong lịch sử nói trên trong bối cảnh động thái này sẽ đưa đến cơ hội hợp tác chặt chẽ giữa ba công ty vận tải lớn nhất trong ngành với tổng công suất vận chuyển lên tới 2,6 triệu container tiêu chuẩn (TEU).
Theo nhà phân tích Michael Foeth của Vontobel, hiện không rõ là liệu một liên minh như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề cước phí vận chuyển và các cơ quan quản lý có cho phép một "vụ bắt tay như thế" hình thành hay không, do việc đó sẽ ảnh hưởng tới các đối thủ cạnh tranh bên ngoài liên minh này.
Trong khi đó, người phát ngôn Anne-France Malrieu của CMA CGM cho hay liên minh trên sẽ không ảnh hưởng đến sự cạnh tranh vì mỗi doanh nghiệp trong liên minh này tiếp tục theo đuổi chiến lược hoạt động và chính sách giá riêng.
Mức tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển đang sụt giảm và tình trạng dư thừa công suất vận tải do có nhiều tàu kích cỡ lớn xuất hiện trong những năm gần đây, càng nêu bật sự cần thiết phải cải thiện chất lượng hoạt động và hiệu quả trong ngành vận tải.
Theo kế hoạch trên, ba công ty trong liên minh trên dự định bắt đầu trển khai chương trình hợp tác này vào quý 2/2014, nhưng trước mắt vẫn cần có sự chấp thuận của các cơ quan quản lý và phải hoàn tất các hợp đồng liên quan giữa họ.
Maersk Line, chi nhánh thuộc A.P. Maersk, sẽ chiếm tới 42% đội ngũ vận tải tàu biển của liên minh trên, trong khi MSC và CMA CMG đóng góp lần lượt 34% và 24%./.
Theo kế hoạch ban đầu, P3 Network sẽ sử dụng 255 tàu biển hoạt động trên 3 tuyến đường thương mại chính là châu Á-châu Âu, xuyên Thái Bình Dương và xuyên Đại Tây Dương.
Tuy vậy, các cơ quan quản lý chống độc quyền chắc sẽ "để mắt kỹ" đến liên minh chưa từng có trong lịch sử nói trên trong bối cảnh động thái này sẽ đưa đến cơ hội hợp tác chặt chẽ giữa ba công ty vận tải lớn nhất trong ngành với tổng công suất vận chuyển lên tới 2,6 triệu container tiêu chuẩn (TEU).
Theo nhà phân tích Michael Foeth của Vontobel, hiện không rõ là liệu một liên minh như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề cước phí vận chuyển và các cơ quan quản lý có cho phép một "vụ bắt tay như thế" hình thành hay không, do việc đó sẽ ảnh hưởng tới các đối thủ cạnh tranh bên ngoài liên minh này.
Trong khi đó, người phát ngôn Anne-France Malrieu của CMA CGM cho hay liên minh trên sẽ không ảnh hưởng đến sự cạnh tranh vì mỗi doanh nghiệp trong liên minh này tiếp tục theo đuổi chiến lược hoạt động và chính sách giá riêng.
Mức tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển đang sụt giảm và tình trạng dư thừa công suất vận tải do có nhiều tàu kích cỡ lớn xuất hiện trong những năm gần đây, càng nêu bật sự cần thiết phải cải thiện chất lượng hoạt động và hiệu quả trong ngành vận tải.
Theo kế hoạch trên, ba công ty trong liên minh trên dự định bắt đầu trển khai chương trình hợp tác này vào quý 2/2014, nhưng trước mắt vẫn cần có sự chấp thuận của các cơ quan quản lý và phải hoàn tất các hợp đồng liên quan giữa họ.
Maersk Line, chi nhánh thuộc A.P. Maersk, sẽ chiếm tới 42% đội ngũ vận tải tàu biển của liên minh trên, trong khi MSC và CMA CMG đóng góp lần lượt 34% và 24%./.
Anh Quân (TTXVN)