Theo tờ Thời báo Tài chính của Anh ngày 8/11, đứng trước sức ép chi phí lao động tăng cao, nhiều doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc phải tăng cường ra nước ngoài săn lùng những địa điểm có lương nhân công thấp để đặt nhà máy nhưng việc này không dễ dàng chút nào.
Chi phí lao động tăng liên tục 15-20% trong những năm qua đang ăn lẹm vào lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Đông - một trong những trung tâm chế tạo của Trung Quốc.
Song song với việc giảm nhân viên từ 8.000 xuống còn 3.000 người, Frank Leung, chủ một doanh nghiệp sản xuất giày dép nữ ở Quảng Đông, đã quyết định bay sang Dhaka (Bangladesh) để tìm địa điểm mới. Anh cho biết lương công nhân ở đây chỉ bằng 20-30% so với Quảng Đông và họ có thể làm việc 48 giờ/tuần, so với 40 giờ/tuần ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi tới Dhaka, thay vì vui mừng Leung lại cảm thấy sốc. Anh nói: “Nạn tắc nghẽn giao thông ở đây thật đáng sợ, trong khi điện lại không đủ, các nhà máy phải dùng máy phát điện. Không thể hoạt động hiệu quả vì hậu cần thiếu thốn.”
Vài tuần sau, Leung bay sang Ethiopia. Lương công nhân ở đây còn thấp hơn cả Bangladesh nhưng lại không có các ngành công nghiệp phụ trợ, chẳng hạn các nhà cung cấp đế giày hoặc thùng đóng hàng. “Ở Ethiopia không bị tắc đường nhưng lại không có gì cả,” anh nói. Giờ đây Leung không biết có nên chuyển nhà máy khỏi Quảng Đông hay không.
Môi trường sản xuất khó khăn ở Quảng Đông khiến nhiều doanh nghiệp tìm cách chuyển cơ sở sản xuất sang các nước ở Nam Á và Đông Nam Á, nhưng tình hình cũng không khả quan hơn.
Doanh nghiệp sản xuất túi xách của David Liu đã định chuyển sang Việt Nam nhưng sau đó lại quyết định ở lại Dongguan vì mạng lưới cung cấp phụ kiện và năng suất lao động không tốt bằng. Thay vào đó, Liu tăng các khoản hỗ trợ cho công nhân, chẳng hạn cấp phòng ở cho các cặp công nhân cưới nhau và trang bị điều hòa nhiệt độ cho họ.
Thông thường công nhân của Liu phải ở 6-8 người chung nhau một phòng trọ. Liu cho biết lợi nhuận công ty anh đã giảm từ 10% xuống còn 3%. Vì vậy, Liu tăng giá bán đối với các công ty bán lẻ châu Âu mà công ty anh xuất hàng, nơi mỗi chiếc túi xách thời trang họ bán ra với giá 300-400 euro (1 euro = 1,33 USD). Rất nhiều doanh nghiệp ở Quảng Đông chọn cách này.
Tuần trước, công ty nghiên cứu thị trường Gavekal Dragonomics cho biết giá các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu đã tăng 10% trong 8 tháng đầu năm 2011. Dự đoán tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm còn 9% năm tới.
Tuy nhiên, với việc chính phủ Trung Quốc hàng năm tăng lương tối thiểu đối với công nhân nhà máy, các doanh nghiệp nước này không thể không chuyển nhà xưởng ra nước ngoài trong những năm tới. Một số doanh nghiệp chọn cách vừa duy trì nhà máy ở trong nước, đồng thời mở thêm cơ sở ở nước ngoài.
Charles Hui, Giám đốc Tài chính công ty Texhong Textile, cho biết từ năm 2007 công ty đã mở thêm nhiều nhà máy ở Việt Nam, nơi lương công nhân chỉ vào khoảng 1.200 Nhân dân tệ, so với 2.000 Nhân dân tệ ở Trung Quốc.
Các nhà máy ở Việt Nam cũng được tự động hóa nhiều hơn và cần ít nhân công hơn. Hiện Texhong sử dụng khoảng 4.000 công nhân ở Việt Nam , song song với 10.000 công nhân ở Trung Quốc. Hơn 3/4 sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở Trung Quốc, đó là một trong những lý do Texhong duy trì cơ sở ở trong nước. Song theo Hui, một lý do nữa khiến các doanh nghiệp Trung Quốc không muốn chuyển ra nước ngoài là vì họ “không quen quản lý các nhân viên có sự khác biệt về văn hóa.”
Theo công ty Gavekal, ngay cả các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may hay sản xuất đồ chơi, đang lũ lượt chuyển cơ sở ra nước ngoài, cũng đã tăng giá xuất khẩu từ 10% đến 20% trong năm nay. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc “ngày càng có tiếng nói trong việc ấn định giá cả.”
Dong Tao, một chuyên gia của Credit Suisse, nói rằng lý do rất đơn giản: “Không có một nước đang phát triển nào có được nền sản xuất hiệu quả bằng một nửa Trung Quốc.” Sự kết hợp giữa một lực lượng lao động khổng lồ có năng suất lao động cao với các hải cảng và đường cao tốc hiện đại hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác khiến Trung Quốc không có đối thủ cạnh tranh. Chuyên gia Dong Tao nói: “Khi Trung Quốc vượt qua giai đoạn hiện nay, sẽ không có một Trung Quốc thứ hai.”./.
Chi phí lao động tăng liên tục 15-20% trong những năm qua đang ăn lẹm vào lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Đông - một trong những trung tâm chế tạo của Trung Quốc.
Song song với việc giảm nhân viên từ 8.000 xuống còn 3.000 người, Frank Leung, chủ một doanh nghiệp sản xuất giày dép nữ ở Quảng Đông, đã quyết định bay sang Dhaka (Bangladesh) để tìm địa điểm mới. Anh cho biết lương công nhân ở đây chỉ bằng 20-30% so với Quảng Đông và họ có thể làm việc 48 giờ/tuần, so với 40 giờ/tuần ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi tới Dhaka, thay vì vui mừng Leung lại cảm thấy sốc. Anh nói: “Nạn tắc nghẽn giao thông ở đây thật đáng sợ, trong khi điện lại không đủ, các nhà máy phải dùng máy phát điện. Không thể hoạt động hiệu quả vì hậu cần thiếu thốn.”
Vài tuần sau, Leung bay sang Ethiopia. Lương công nhân ở đây còn thấp hơn cả Bangladesh nhưng lại không có các ngành công nghiệp phụ trợ, chẳng hạn các nhà cung cấp đế giày hoặc thùng đóng hàng. “Ở Ethiopia không bị tắc đường nhưng lại không có gì cả,” anh nói. Giờ đây Leung không biết có nên chuyển nhà máy khỏi Quảng Đông hay không.
Môi trường sản xuất khó khăn ở Quảng Đông khiến nhiều doanh nghiệp tìm cách chuyển cơ sở sản xuất sang các nước ở Nam Á và Đông Nam Á, nhưng tình hình cũng không khả quan hơn.
Doanh nghiệp sản xuất túi xách của David Liu đã định chuyển sang Việt Nam nhưng sau đó lại quyết định ở lại Dongguan vì mạng lưới cung cấp phụ kiện và năng suất lao động không tốt bằng. Thay vào đó, Liu tăng các khoản hỗ trợ cho công nhân, chẳng hạn cấp phòng ở cho các cặp công nhân cưới nhau và trang bị điều hòa nhiệt độ cho họ.
Thông thường công nhân của Liu phải ở 6-8 người chung nhau một phòng trọ. Liu cho biết lợi nhuận công ty anh đã giảm từ 10% xuống còn 3%. Vì vậy, Liu tăng giá bán đối với các công ty bán lẻ châu Âu mà công ty anh xuất hàng, nơi mỗi chiếc túi xách thời trang họ bán ra với giá 300-400 euro (1 euro = 1,33 USD). Rất nhiều doanh nghiệp ở Quảng Đông chọn cách này.
Tuần trước, công ty nghiên cứu thị trường Gavekal Dragonomics cho biết giá các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu đã tăng 10% trong 8 tháng đầu năm 2011. Dự đoán tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm còn 9% năm tới.
Tuy nhiên, với việc chính phủ Trung Quốc hàng năm tăng lương tối thiểu đối với công nhân nhà máy, các doanh nghiệp nước này không thể không chuyển nhà xưởng ra nước ngoài trong những năm tới. Một số doanh nghiệp chọn cách vừa duy trì nhà máy ở trong nước, đồng thời mở thêm cơ sở ở nước ngoài.
Charles Hui, Giám đốc Tài chính công ty Texhong Textile, cho biết từ năm 2007 công ty đã mở thêm nhiều nhà máy ở Việt Nam, nơi lương công nhân chỉ vào khoảng 1.200 Nhân dân tệ, so với 2.000 Nhân dân tệ ở Trung Quốc.
Các nhà máy ở Việt Nam cũng được tự động hóa nhiều hơn và cần ít nhân công hơn. Hiện Texhong sử dụng khoảng 4.000 công nhân ở Việt Nam , song song với 10.000 công nhân ở Trung Quốc. Hơn 3/4 sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở Trung Quốc, đó là một trong những lý do Texhong duy trì cơ sở ở trong nước. Song theo Hui, một lý do nữa khiến các doanh nghiệp Trung Quốc không muốn chuyển ra nước ngoài là vì họ “không quen quản lý các nhân viên có sự khác biệt về văn hóa.”
Theo công ty Gavekal, ngay cả các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may hay sản xuất đồ chơi, đang lũ lượt chuyển cơ sở ra nước ngoài, cũng đã tăng giá xuất khẩu từ 10% đến 20% trong năm nay. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc “ngày càng có tiếng nói trong việc ấn định giá cả.”
Dong Tao, một chuyên gia của Credit Suisse, nói rằng lý do rất đơn giản: “Không có một nước đang phát triển nào có được nền sản xuất hiệu quả bằng một nửa Trung Quốc.” Sự kết hợp giữa một lực lượng lao động khổng lồ có năng suất lao động cao với các hải cảng và đường cao tốc hiện đại hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác khiến Trung Quốc không có đối thủ cạnh tranh. Chuyên gia Dong Tao nói: “Khi Trung Quốc vượt qua giai đoạn hiện nay, sẽ không có một Trung Quốc thứ hai.”./.
Vũ Hội (Vietnam+)