Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp Hội siêu thị Hà Nội, mặc dù hiện nay sản phẩm của nhiều doanh nghiệp sản xuất ra đang dư thừa nhưng việc tiêu thụ lại rất khó khăn do mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với nhà phân phối chưa thực sự chặt chẽ, chủ yếu là theo hướng tự phát.
Phát biểu tại cuộc hội thảo “Kết nối nhà sản xuất và phân phối miền Bắc vì người tiêu dùng Việt” do Bộ Công thương phối hợp với Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức ngày 12/8, ông Vũ Nhấn mạnh: Việc thiếu những cái bắt tay, hợp tác để cùng phát triển cũng là "cơ hội" để các tập đoàn nước ngoài mở rộng mạng lưới phân phối ở Việt Nam và dần chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.
Theo bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành khối sản phẩm dịch vụ cao cấp, Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), bốn điểm yếu của hệ thống phân phối Việt Nam đó là: hạ tầng, nhân lực, vốn và sự liên kết, phối hợp.
Đặc biệt khâu bán buôn hầu như bị lãng quên và việc buông lỏng quản lý ở khâu bán buôn đang tạo sự đứt đoạn của hệ thống phân phối, dẫn đến tình trạng đầu cơ, đẩy giá hàng hóa lên cao, đặc biệt là tại thị trường nông thôn, dù sức mua lớn nhưng hầu như các doanh nghiệp trong nước còn bỏ ngỏ.
Bà Khuê Anh dẫn chứng, dù chiếm gần 70% lượng hàng hóa tiêu thụ nội địa với số lượng khách hàng sẵn sàng tiêu dùng nhiều gấp ba lần khu vực thành thị, nhưng thời gian qua nhiều doanh nghiệp vẫn chưa trú trọng xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường này.
Điều đáng chú ý là các doanh nghiệp sản xuất, các công ty thương mại lớn cũng chưa đóng vai trò là người bán buôn trực tiếp cho thị trường nông thôn.
“Việc sử dụng các chủ thể kinh doanh tại chỗ làm đại lý bán hàng còn nhiều bất cập, các chủ hộ kinh doanh còn trực tiếp lên các thành phố để lấy hàng,” bà Mai Khuê Anh nhấn mạnh.
Ông Vũ Vinh Phú cũng cho rằng, 70% hàng hoá tại các siêu thị hiện là hàng Việt Nam, song sản xuất của chúng ta không đủ lớn, năng suất thấp nên không đủ cung ứng. Trong khi sản xuất chính là cái gốc, là "dạ dày" của bán lẻ. Hơn nữa, hệ thống phân phối từ trang trại đến kho dự trữ, sơ chế, bán lẻ... bị cắt khúc, phân tán, dẫn tới chi phí đầu vào cao.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt, bà Vũ Kim Hạnh-Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), cho rằng nhất thiết phải liên kết. Bởi, thông qua liên kết các doanh nghiệp mới có được cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trong nước đồng thời có một thương hiệu mạnh để có thể đưa sản phẩm vươn ra thị trường nước ngoài.
"Để làm được điều này, trước mắt, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối cần ký kết biên bản ghi nhớ, sau đó thực hiện triển khai chương trình hành động cụ thể của mình nhằm chiếm lĩnh lại thị trường trong nước, khôi phục sức mua," bà Hạnh nhấn mạnh.
Theo đánh giá của ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ chính sách thị trường trong nước (Bộ Công thương), các chương trình xúc tiến thương mại nội địa thời gian qua đã giúp nhiều doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường cũng như xây dựng được một mạng lưới phân phối lâu dài.
Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả các chương trình này, bản thân các doanh nghiệp cần phải tự tìm tòi, nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng để đáp ứng hàng hóa một cách tốt nhất.
"Mặt khác, việc kết nối các nhà sản xuất và phân phối tại chính địa phương sẽ tạo ra một mạng lưới bán hàng vững chắc, không chỉ giúp tiêu thụ được sản phẩm của doanh nghiệp mà còn ngăn được nạn hàng giả hàng nhái ảnh hưởng đến thương hiệu hàng hóa trong nước, qua đó đảm bảo lợi ích giữa ba nhà: sản xuất - phân phối và tiêu dùng," ông Nam nhận định./.
Phát biểu tại cuộc hội thảo “Kết nối nhà sản xuất và phân phối miền Bắc vì người tiêu dùng Việt” do Bộ Công thương phối hợp với Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức ngày 12/8, ông Vũ Nhấn mạnh: Việc thiếu những cái bắt tay, hợp tác để cùng phát triển cũng là "cơ hội" để các tập đoàn nước ngoài mở rộng mạng lưới phân phối ở Việt Nam và dần chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.
Theo bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành khối sản phẩm dịch vụ cao cấp, Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), bốn điểm yếu của hệ thống phân phối Việt Nam đó là: hạ tầng, nhân lực, vốn và sự liên kết, phối hợp.
Đặc biệt khâu bán buôn hầu như bị lãng quên và việc buông lỏng quản lý ở khâu bán buôn đang tạo sự đứt đoạn của hệ thống phân phối, dẫn đến tình trạng đầu cơ, đẩy giá hàng hóa lên cao, đặc biệt là tại thị trường nông thôn, dù sức mua lớn nhưng hầu như các doanh nghiệp trong nước còn bỏ ngỏ.
Bà Khuê Anh dẫn chứng, dù chiếm gần 70% lượng hàng hóa tiêu thụ nội địa với số lượng khách hàng sẵn sàng tiêu dùng nhiều gấp ba lần khu vực thành thị, nhưng thời gian qua nhiều doanh nghiệp vẫn chưa trú trọng xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường này.
Điều đáng chú ý là các doanh nghiệp sản xuất, các công ty thương mại lớn cũng chưa đóng vai trò là người bán buôn trực tiếp cho thị trường nông thôn.
“Việc sử dụng các chủ thể kinh doanh tại chỗ làm đại lý bán hàng còn nhiều bất cập, các chủ hộ kinh doanh còn trực tiếp lên các thành phố để lấy hàng,” bà Mai Khuê Anh nhấn mạnh.
Ông Vũ Vinh Phú cũng cho rằng, 70% hàng hoá tại các siêu thị hiện là hàng Việt Nam, song sản xuất của chúng ta không đủ lớn, năng suất thấp nên không đủ cung ứng. Trong khi sản xuất chính là cái gốc, là "dạ dày" của bán lẻ. Hơn nữa, hệ thống phân phối từ trang trại đến kho dự trữ, sơ chế, bán lẻ... bị cắt khúc, phân tán, dẫn tới chi phí đầu vào cao.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt, bà Vũ Kim Hạnh-Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), cho rằng nhất thiết phải liên kết. Bởi, thông qua liên kết các doanh nghiệp mới có được cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trong nước đồng thời có một thương hiệu mạnh để có thể đưa sản phẩm vươn ra thị trường nước ngoài.
"Để làm được điều này, trước mắt, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối cần ký kết biên bản ghi nhớ, sau đó thực hiện triển khai chương trình hành động cụ thể của mình nhằm chiếm lĩnh lại thị trường trong nước, khôi phục sức mua," bà Hạnh nhấn mạnh.
Theo đánh giá của ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ chính sách thị trường trong nước (Bộ Công thương), các chương trình xúc tiến thương mại nội địa thời gian qua đã giúp nhiều doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường cũng như xây dựng được một mạng lưới phân phối lâu dài.
Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả các chương trình này, bản thân các doanh nghiệp cần phải tự tìm tòi, nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng để đáp ứng hàng hóa một cách tốt nhất.
"Mặt khác, việc kết nối các nhà sản xuất và phân phối tại chính địa phương sẽ tạo ra một mạng lưới bán hàng vững chắc, không chỉ giúp tiêu thụ được sản phẩm của doanh nghiệp mà còn ngăn được nạn hàng giả hàng nhái ảnh hưởng đến thương hiệu hàng hóa trong nước, qua đó đảm bảo lợi ích giữa ba nhà: sản xuất - phân phối và tiêu dùng," ông Nam nhận định./.
Đức Duy (Vietnam+)