Ngày 28/6, tại Cần Thơ, Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ tổ chức hội thảo “Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015.”
Hội thảo được tổ chức nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo ông Vũ Xuân Thuyên, Trưởng phòng Đầu tư và Quản trị doanh nghiệp thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được coi là trụ cột của nền kinh tế, chính sách phát triển công nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cần dựa trên nền tảng là phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì thế, cần có chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015, Cục Phát triển doanh nghiệp đề ra một số chỉ tiêu chính như số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới trong giai đoạn này đạt 350.000 doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đạt từ 8-10%. Đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo mới thêm 3,5-4 triệu chỗ làm cho người lao động.
Để đạt chỉ tiêu trên, cần tập trung vào các nhóm giải pháp về hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng; sử dụng hiệu quả vốn; hỗ trợ đổi mới công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh hình thành cụm liên kết; xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường…
Theo Cục Phát triển doanh nghiệp, các nhóm giải pháp này khâu tổ chức thực hiện sẽ được thực hiện từ cấp Trung ương và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành; các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, giao trách nhiệm đầu mối cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với các sở ngành có liên quan, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi có vấn đề phát sinh, vướng mắc.
Trong giai đoạn 2006- 2010, cả nước đã thành lập mới hơn 320.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (hàng năm tăng khoảng 22%), tạo thêm khoảng 2,7 triệu chỗ làm mới cho người lao động. Đạt được các kết quả trên là nhờ đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao…
Mặc dù được đánh giá với ưu thế là năng động, nhạy bén, linh hoạt, đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu của thị trường để tìm kiếm hiệu quả và lợi nhuận, nhưng trong thời gian qua doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng bộc lộ điểm yếu như không có tầm nhìn chiến lược, không chủ động cập nhật thông tin thị trường và pháp luật; quản lý không minh bạch, không bài bản; công nghệ sản xuất lạc hậu; thiếu sức cạnh tranh, thiếu tự tin và dễ dao động /.
Hội thảo được tổ chức nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo ông Vũ Xuân Thuyên, Trưởng phòng Đầu tư và Quản trị doanh nghiệp thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được coi là trụ cột của nền kinh tế, chính sách phát triển công nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cần dựa trên nền tảng là phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì thế, cần có chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015, Cục Phát triển doanh nghiệp đề ra một số chỉ tiêu chính như số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới trong giai đoạn này đạt 350.000 doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đạt từ 8-10%. Đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo mới thêm 3,5-4 triệu chỗ làm cho người lao động.
Để đạt chỉ tiêu trên, cần tập trung vào các nhóm giải pháp về hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng; sử dụng hiệu quả vốn; hỗ trợ đổi mới công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh hình thành cụm liên kết; xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường…
Theo Cục Phát triển doanh nghiệp, các nhóm giải pháp này khâu tổ chức thực hiện sẽ được thực hiện từ cấp Trung ương và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành; các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, giao trách nhiệm đầu mối cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với các sở ngành có liên quan, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi có vấn đề phát sinh, vướng mắc.
Trong giai đoạn 2006- 2010, cả nước đã thành lập mới hơn 320.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (hàng năm tăng khoảng 22%), tạo thêm khoảng 2,7 triệu chỗ làm mới cho người lao động. Đạt được các kết quả trên là nhờ đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao…
Mặc dù được đánh giá với ưu thế là năng động, nhạy bén, linh hoạt, đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu của thị trường để tìm kiếm hiệu quả và lợi nhuận, nhưng trong thời gian qua doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng bộc lộ điểm yếu như không có tầm nhìn chiến lược, không chủ động cập nhật thông tin thị trường và pháp luật; quản lý không minh bạch, không bài bản; công nghệ sản xuất lạc hậu; thiếu sức cạnh tranh, thiếu tự tin và dễ dao động /.
Thanh Sang (TTXVN)