Ông Nguyễn Thế Hưng, Phó Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI-HCMC) khẳng định, các hiệp định Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) ngày càng phát huy tác dụng.
Ngày 2/3, tại hội nghị giao lưu thương mại Việt Nam-Nhật Bản do VCCI-HCMC tổ chức, ông Hưng cho biết, nhu cầu tăng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài của Nhật Bản và nhu cầu chuyển sản xuất ra nước ngoài của doanh nghiệp Nhật Bản đang diễn ra mạnh mẽ, tạo làn sóng đầu tư mới vào các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
[Sẵn sàng đón một làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản]
Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang có xu hướng chuyển sang mua hàng hóa Việt Nam. Đó là những nhân tố tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa hai nước.
Từ đầu năm đến nay, nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đã đến Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát và tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản muốn mở rộng quan hệ đầu tư sản xuất, kinh doanh cùng doanh nghiệp Việt Nam với các hình thức có thể là liên doanh hoặc Nhật Bản đầu tư 100% vốn, bởi theo các doanh nghiệp này, việc chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cao cho thế hệ trẻ Việt Nam thông qua sự hợp tác đầu tư phát triển sản xuất sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho các doanh nghiệp và cả quốc gia.
Phía Thành phố Hồ Chí Minh, về việc thực hiện phát triển kinh tế theo hướng bền vững và tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cả nước trong giai đoạn 2010-2020, thành phố kêu gọi đầu tư vào các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Ở các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm thì Nhật Bản là quốc gia có thế mạnh trên thế giới với nhiều doanh nghiệp đã tạo được thương hiệu toàn cầu. Do vậy, sự kết hợp những lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới có lợi cho cả hai bên.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút 439 dự án với tổng vốn là 2,8 tỷ USD, riêng từ Nhật Bản có 61 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư đạt 154,8 triệu USD.
Trong số các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn như Công ty cổ phần Phát triển nguồn lực Việt-Nhật với hơn 600 triệu USD; AEON Việt Nam hơn 100 triệu USD; Hải Thành-Kotobuki 80 triệu USD; ISUZU Việt Nam 50 triệu USD./.
Ngày 2/3, tại hội nghị giao lưu thương mại Việt Nam-Nhật Bản do VCCI-HCMC tổ chức, ông Hưng cho biết, nhu cầu tăng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài của Nhật Bản và nhu cầu chuyển sản xuất ra nước ngoài của doanh nghiệp Nhật Bản đang diễn ra mạnh mẽ, tạo làn sóng đầu tư mới vào các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
[Sẵn sàng đón một làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản]
Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang có xu hướng chuyển sang mua hàng hóa Việt Nam. Đó là những nhân tố tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa hai nước.
Từ đầu năm đến nay, nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đã đến Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát và tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản muốn mở rộng quan hệ đầu tư sản xuất, kinh doanh cùng doanh nghiệp Việt Nam với các hình thức có thể là liên doanh hoặc Nhật Bản đầu tư 100% vốn, bởi theo các doanh nghiệp này, việc chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cao cho thế hệ trẻ Việt Nam thông qua sự hợp tác đầu tư phát triển sản xuất sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho các doanh nghiệp và cả quốc gia.
Phía Thành phố Hồ Chí Minh, về việc thực hiện phát triển kinh tế theo hướng bền vững và tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cả nước trong giai đoạn 2010-2020, thành phố kêu gọi đầu tư vào các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Ở các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm thì Nhật Bản là quốc gia có thế mạnh trên thế giới với nhiều doanh nghiệp đã tạo được thương hiệu toàn cầu. Do vậy, sự kết hợp những lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới có lợi cho cả hai bên.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút 439 dự án với tổng vốn là 2,8 tỷ USD, riêng từ Nhật Bản có 61 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư đạt 154,8 triệu USD.
Trong số các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn như Công ty cổ phần Phát triển nguồn lực Việt-Nhật với hơn 600 triệu USD; AEON Việt Nam hơn 100 triệu USD; Hải Thành-Kotobuki 80 triệu USD; ISUZU Việt Nam 50 triệu USD./.
Mỹ Phương (TTXVN)