Trong năm nay, các nhà rang xay càphê của Indonesia đã bắt đầu mua càphê Việt Nam tại thị trường giao dịch London sớm hơn bình thường, với mức đặt cọc 40-50 USD/tấn cho các hợp đồng kỳ hạn.
Công ty vận chuyển càphê robusta lớn nhất thế giới Olam International (Singapore) cho biết trong năm năm qua, tiêu thụ càphê nội địa của Indonesia đã tăng trung bình 10%/năm và mức tiêu thụ năm nay tăng lên khoảng 180.000 tấn.
Indonesia thường nhập càphê Việt Nam trước từ tháng1-3 hàng năm, song năm nay quốc gia sản xuất càphê robusta lớn thứ hai thế giới này phải nhập sớm hơn do sản lượng càphê trong nước giảm mạnh trước điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Một nhà giao dịch ở Bandar Lampung, thủ phủ tỉnh Lampung trên đảo Sumatra - khu vực trồng càphê chủ chốt của Indonesia, cho biết các nhà chế biến Indonesia phải hướng tới nguồn cung càphê Việt Nam, do mức đặt cọc của các nhà sản xuất Indonesia quá cao, ở mức 400 USD/tấn, thậm chí có lúc lên tới 550 USD/tấn cho các hợp đồng ký trong tháng 11/2011. Mức đặt cọc cho hợp đồng giao tháng 3/2012 đối với càphê vụ chưa thu hoạch của Indonesia cũng lên tới 150-200 USD/tấn.
Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu càphê Indonesia (ICEA), lượng càphê xuất khẩu của nước này trong năm nay có thể giảm 1/3, xuống còn 300.000 tấn.
Trong khi đó, theo thăm dò của Reuters, Việt Nam có thể có một vụ thu hoạch lớn nhất từ trước đến nay, với sản lượng ước đạt 21 triệu bao, tăng mạnh so với 18,5 triệu bao niên vụ 2010-2011 và cao hơn mức kỷ lục 19,3 triệu bao trong niên vụ 2006-2007./.
Công ty vận chuyển càphê robusta lớn nhất thế giới Olam International (Singapore) cho biết trong năm năm qua, tiêu thụ càphê nội địa của Indonesia đã tăng trung bình 10%/năm và mức tiêu thụ năm nay tăng lên khoảng 180.000 tấn.
Indonesia thường nhập càphê Việt Nam trước từ tháng1-3 hàng năm, song năm nay quốc gia sản xuất càphê robusta lớn thứ hai thế giới này phải nhập sớm hơn do sản lượng càphê trong nước giảm mạnh trước điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Một nhà giao dịch ở Bandar Lampung, thủ phủ tỉnh Lampung trên đảo Sumatra - khu vực trồng càphê chủ chốt của Indonesia, cho biết các nhà chế biến Indonesia phải hướng tới nguồn cung càphê Việt Nam, do mức đặt cọc của các nhà sản xuất Indonesia quá cao, ở mức 400 USD/tấn, thậm chí có lúc lên tới 550 USD/tấn cho các hợp đồng ký trong tháng 11/2011. Mức đặt cọc cho hợp đồng giao tháng 3/2012 đối với càphê vụ chưa thu hoạch của Indonesia cũng lên tới 150-200 USD/tấn.
Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu càphê Indonesia (ICEA), lượng càphê xuất khẩu của nước này trong năm nay có thể giảm 1/3, xuống còn 300.000 tấn.
Trong khi đó, theo thăm dò của Reuters, Việt Nam có thể có một vụ thu hoạch lớn nhất từ trước đến nay, với sản lượng ước đạt 21 triệu bao, tăng mạnh so với 18,5 triệu bao niên vụ 2010-2011 và cao hơn mức kỷ lục 19,3 triệu bao trong niên vụ 2006-2007./.
Việt Tú (TTXVN/Vietnam+)