Vừa lo giữ được thị phần và đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh khi thị trường thế giới trải qua thời kỳ khó khăn trong các năm trước, giới doanh nghiệp lại đang phải vất vả chống đỡ với việc tăng giá đầu vào ngay từ đầu năm 2010.
Khó khăn dồn dập
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2010, giá xăng tăng 2 lần, cộng với việc tăng giá điện từ 1/3, đã làm cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải thay đổi.
Bà Lê Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc Công ty liên doanh Norfolk Hatexco (Hà Nội), doanh nghiệp chuyên về dệt may, cho biết thị trường dệt may thế giới vừa có dấu hiệu hồi phục, công ty còn đang vất vả lo đơn hàng, thì đã lại phải đón nhận việc tăng giá điện, xăng… Đây là một sức ép lớn lên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.
Theo tính toán của bà Thủy, với mức tăng giá điện lần này thì chi phí tiền điện của công ty hàng tháng tăng khoảng 15% và giá thành của sản phẩm cũng tăng từ 1 đến 2%. Trong khi đơn hàng dệt may đã được ký từ 5 - 6 tháng trước, thì việc tăng giá điện khiến doanh nghiệp phải chấp nhận chịu lỗ cho những đơn hàng đó.
Ngoài ra, đặc thù của ngành dệt may là phải sản xuất liên tục mới có thể đáp ứng đủ các đơn hàng nên việc chuyển ca, sản xuất vào giờ cao điểm cũng ít phát huy hiệu quả.
“Trước đây, giá xăng rẻ thì có thể chạy máy phát điện thay cho việc dùng điện vào giờ cao điểm để giảm chi phí, nhưng giờ giá xăng cũng tăng cao nên cách này đã không còn áp dụng được nữa,” bà Thủy than thở.
Còn theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, để sản xuất 1 tấn phôi thép phải tiêu thụ từ 600 - 700 kwh, còn cán 1 tấn thép thì từ 100 - 125 kwh tùy mức độ công nghệ.
Bởi vậy, với mức giá điện mới, ngành thép có thể phải tăng giá bán thêm khoảng 1%, tương ứng với 50.000 - 100.000 đồng/tấn.
Mặc dù giá đầu vào tăng lên, nhưng không vì thế mà ngành thép có thể tăng giá một cách trực tiếp như vậy. “Việc tăng giá bán là rất khó, không thể hơn 200.000 đồng/tấn mỗi lần, còn phải tính đến việc xã hội có chấp nhận hay không và còn phải để mắt đến thép nhập khẩu”, ông Cường bày tỏ.
Ông Cường cũng cho biết thêm, trước Tết, có một số doanh nghiệp đã tính đến chuyện tăng giá, nhưng rồi phải rút lại, vì đơn giá đưa ra không được người tiêu dùng chấp nhận.
Và để đối phó với việc tăng giá điện, nhiều doanh nghiệp đã phải tính tới tiết giảm tiêu hao năng lượng thông qua việc đổi mới công nghệ.
"Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng để đổi làm việc này", ông Cường chia sẻ.
Cùng chung mối lo tăng giá đầu vào, ông Nguyễn Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Công ty chuyển phát nhanh và dịch vụ vận tải Thành Đạt trên đường Lê Trọng Tấn, Hà Nội cho hay tác động của việc tăng giá xăng, dầu đối với doang nghiệp vận tải là rất lớn, bởi xăng dầu chiếm tới 35% tổng giá thành sản phẩm.
“Một số ít hợp đồng được ký có kèm theo việc đàm phán giá theo thời gian, nhưng với mức tăng giá đầu vào phải là 10%, số còn lại thì doanh nghiệp phải chấp nhận giữa chịu lỗ để giữ chân khách hàng, hoặc hủy bỏ hợp đồng,” ông Lâm than thở.
Giữ giá để cạnh tranh
Theo bà Lê Thanh Thủy, để giữ được thị phần trong điều kiện hiện nay, thì việc không tăng giá sản phẩm đang là giải pháp ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp.
“Để làm được việc này, chúng tôi phải bù lỗ cho các sản phẩm đã được ký hợp đồng và hạn chế tối đa việc sử dụng điện cho cá nhân và sinh hoạt hàng ngày,” bà Thủy cho biết.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, lấy năng suất bù chi phí đang được công ty phát động trong toàn công ty.
Về yêu cầu phải tăng giá đầu vào, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu khẳng định việc tăng giá điện ngay từ đầu năm cũng là để doanh nghiệp có thời gian tính toán chi phí trước khi cung cấp hàng.
Cũng theo Thứ trưởng, tăng giá điện còn để khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để nâng cao tính cạnh trạnh của sản phẩm.
Đồng tình về sự cần thiết phải tăng giá điện, xăng dầu, vì thông qua việc tăng giá đầu vào, doanh nghiệp sẽ phải nâng cao khả năng quản trị chi phí cho chính mình để tồn tại, nhưng theo ông Nguyễn Tuấn Lâm, việc tăng giá đầu vào khiến công ty phải thay đổi lại chiến lược mở rộng thị trường, thay vì đi vào những thị trường tiềm năng thì phải làm tốt hơn tại những thị trường truyền thống và công ty sẽ vẫn phải giữ đúng mức giá cũ như cam kết với khách hàng.
Hơn nữa, theo kiến nghị của bà Lê Thanh Thủy, "việc tăng giá cần chọn thời điểm, tránh dồn dập vì đa số doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, sức cạnh tranh lại không cao, nên dễ bị tổn thương"./.
Khó khăn dồn dập
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2010, giá xăng tăng 2 lần, cộng với việc tăng giá điện từ 1/3, đã làm cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải thay đổi.
Bà Lê Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc Công ty liên doanh Norfolk Hatexco (Hà Nội), doanh nghiệp chuyên về dệt may, cho biết thị trường dệt may thế giới vừa có dấu hiệu hồi phục, công ty còn đang vất vả lo đơn hàng, thì đã lại phải đón nhận việc tăng giá điện, xăng… Đây là một sức ép lớn lên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.
Theo tính toán của bà Thủy, với mức tăng giá điện lần này thì chi phí tiền điện của công ty hàng tháng tăng khoảng 15% và giá thành của sản phẩm cũng tăng từ 1 đến 2%. Trong khi đơn hàng dệt may đã được ký từ 5 - 6 tháng trước, thì việc tăng giá điện khiến doanh nghiệp phải chấp nhận chịu lỗ cho những đơn hàng đó.
Ngoài ra, đặc thù của ngành dệt may là phải sản xuất liên tục mới có thể đáp ứng đủ các đơn hàng nên việc chuyển ca, sản xuất vào giờ cao điểm cũng ít phát huy hiệu quả.
“Trước đây, giá xăng rẻ thì có thể chạy máy phát điện thay cho việc dùng điện vào giờ cao điểm để giảm chi phí, nhưng giờ giá xăng cũng tăng cao nên cách này đã không còn áp dụng được nữa,” bà Thủy than thở.
Còn theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, để sản xuất 1 tấn phôi thép phải tiêu thụ từ 600 - 700 kwh, còn cán 1 tấn thép thì từ 100 - 125 kwh tùy mức độ công nghệ.
Bởi vậy, với mức giá điện mới, ngành thép có thể phải tăng giá bán thêm khoảng 1%, tương ứng với 50.000 - 100.000 đồng/tấn.
Mặc dù giá đầu vào tăng lên, nhưng không vì thế mà ngành thép có thể tăng giá một cách trực tiếp như vậy. “Việc tăng giá bán là rất khó, không thể hơn 200.000 đồng/tấn mỗi lần, còn phải tính đến việc xã hội có chấp nhận hay không và còn phải để mắt đến thép nhập khẩu”, ông Cường bày tỏ.
Ông Cường cũng cho biết thêm, trước Tết, có một số doanh nghiệp đã tính đến chuyện tăng giá, nhưng rồi phải rút lại, vì đơn giá đưa ra không được người tiêu dùng chấp nhận.
Và để đối phó với việc tăng giá điện, nhiều doanh nghiệp đã phải tính tới tiết giảm tiêu hao năng lượng thông qua việc đổi mới công nghệ.
"Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng để đổi làm việc này", ông Cường chia sẻ.
Cùng chung mối lo tăng giá đầu vào, ông Nguyễn Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Công ty chuyển phát nhanh và dịch vụ vận tải Thành Đạt trên đường Lê Trọng Tấn, Hà Nội cho hay tác động của việc tăng giá xăng, dầu đối với doang nghiệp vận tải là rất lớn, bởi xăng dầu chiếm tới 35% tổng giá thành sản phẩm.
“Một số ít hợp đồng được ký có kèm theo việc đàm phán giá theo thời gian, nhưng với mức tăng giá đầu vào phải là 10%, số còn lại thì doanh nghiệp phải chấp nhận giữa chịu lỗ để giữ chân khách hàng, hoặc hủy bỏ hợp đồng,” ông Lâm than thở.
Giữ giá để cạnh tranh
Theo bà Lê Thanh Thủy, để giữ được thị phần trong điều kiện hiện nay, thì việc không tăng giá sản phẩm đang là giải pháp ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp.
“Để làm được việc này, chúng tôi phải bù lỗ cho các sản phẩm đã được ký hợp đồng và hạn chế tối đa việc sử dụng điện cho cá nhân và sinh hoạt hàng ngày,” bà Thủy cho biết.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, lấy năng suất bù chi phí đang được công ty phát động trong toàn công ty.
Về yêu cầu phải tăng giá đầu vào, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu khẳng định việc tăng giá điện ngay từ đầu năm cũng là để doanh nghiệp có thời gian tính toán chi phí trước khi cung cấp hàng.
Cũng theo Thứ trưởng, tăng giá điện còn để khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để nâng cao tính cạnh trạnh của sản phẩm.
Đồng tình về sự cần thiết phải tăng giá điện, xăng dầu, vì thông qua việc tăng giá đầu vào, doanh nghiệp sẽ phải nâng cao khả năng quản trị chi phí cho chính mình để tồn tại, nhưng theo ông Nguyễn Tuấn Lâm, việc tăng giá đầu vào khiến công ty phải thay đổi lại chiến lược mở rộng thị trường, thay vì đi vào những thị trường tiềm năng thì phải làm tốt hơn tại những thị trường truyền thống và công ty sẽ vẫn phải giữ đúng mức giá cũ như cam kết với khách hàng.
Hơn nữa, theo kiến nghị của bà Lê Thanh Thủy, "việc tăng giá cần chọn thời điểm, tránh dồn dập vì đa số doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, sức cạnh tranh lại không cao, nên dễ bị tổn thương"./.
Đức Duy (Vietnam+)