Doanh nghiệp châu Á nỗ lực giải quyết thách thức công nghệ thông tin

Theo kết quả của cuộc khảo sát đa ngành do NTT Communications thực hiện, phần lớn doanh nghiệp ở châu Á đang tìm kiếm các dịch vụ có quản lý để giải quyết những thách thức về công nghệ thông tin.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PCMag)

Theo kết quả của cuộc khảo sát đa ngành "Các công ty châu Á hợp tác tận dụng các dịch vụ đổi mới để tăng trưởng trong tương lai" do NTT Communications thực hiện, phần lớn doanh nghiệp ở châu Á đang tìm kiếm các dịch vụ có quản lý để giải quyết những thách thức về công nghệ thông tin.

Cuộc khảo sát tìm hiểu lý do vì sao các nhà cung cấp dịch vụ có quản lý (MSP) được nhiều doanh nghiệp ở Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan nhờ giải quyết vấn đề trong việc quản lý công nghệ thông tin nội bộ, cũng như cân nhắc cho các giám đốc công nghệ thông tin mở rộng gia công và lập kế hoạch các dự án công nghệ của họ trong 18 tháng tới.

Nghiên cứu được đưa ra để hiểu rõ xu hướng quản lý dịch vụ của thị trường phát triển nhanh nhất thế giới - khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dự kiến sẽ tăng từ 28,03 tỷ USD lên 64,01 tỷ USD vào năm 2021. Thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng dự báo sẽ có mức tăng trưởng hàng năm (CAGR) cao nhất thế giới ở mức 18%, vượt qua Bắc Mỹ và châu Âu lần lượt là 7,7% và 7,2%.

Rủi ro an ninh, khan hiếm tài năng và thiếu kỹ năng được xem là những thách thức lớn đối với việc quản lý công nghệ thông tin nội bộ.

Sau khi tiến hành khảo sát, các nhà quản lý doanh nghiệp đã nêu ra ba thách thức chính đối với việc quản lý công nghệ thông tin nội bộ: 59% chỉ ra rằng an ninh, trong khi tìm kiếm và giữ đúng người là 51% và thiếu kỹ năng công nghệ thông tin là 50%.

An ninh (58%) và cơ sở hạ tầng điện toán đám mây (55%) được coi là các công nghệ được thuê ngoài nhiều nhất; gia công phần mềm của cả hai dự kiến sẽ tăng lên 66% và 74% tương ứng trong 18 tháng tiếp theo. Hơn 50% các tổ chức thuê ngoài hệ thống và quản lý ứng dụng (ERP, CRM) hiện nay và dự kiến sẽ tăng thêm 10% trong 18 tháng tới.

Hiện nay, số công ty sử dụng hybrid cloud còn thấp ở mức là 18%, nhưng gần một nửa các doanh nghiệp khảo sát mong đợi triển khai công nghệ trên trong 18 tháng tới. Dẫn đầu là các công ty Singapore với 58% đang xem xét chuyển sang hybrid cloud, tiếp đến là Hong Kong với 33%. Một nửa trong số các doanh nghiệp châu Á đang xem xét triển khai SD-WAN, một hybrid cloud khả dụng và Azure Stack trong 18 tháng tới.

"Trong khi các doanh nghiệp đang chuyển sang public cloud vì lợi ích về chi phí, hầu hết yêu cầu giữ lại dữ liệu người dùng chính trong private cloud. Mặc dù hybrid cloud là một xu hướng không thể đảo ngược, việc xây dựng và quản lý một môi trường hybrid cloud đã trở nên phức tạp và đầy thách thức," Dave Scott, Giám đốc Giải pháp, quản lý dịch vụ của NTT Com cho biết.

"7 trong số 10 chuyển đổi quy mô lớn thất bại, điều này lý giải tại sao các doanh nghiệp xem các đối tác dịch vụ có quản lý toàn cầu như là một động lực chiến lược để cải thiện cơ hội thành công của họ - giải quyết các cơ hội và trở ngại trong hội nhập công nghệ, khan hiếm tài năng, thiếu kỹ năng và sự xuất sắc trong hoạt động," ông Scott cho biết thêm.

Để quản lý các xu hướng công nghệ thông phát triển nhanh, Dịch vụ Quản lý Global Management One (GMOne) của NTT Communications cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin thông minh, đáng tin cậy và an toàn để thúc đẩy kinh doanh, giảm chi phí và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số. Kết hợp với các nguồn lực và khả năng toàn cầu của công ty như mạng tốc độ cao, một dấu chân sinh thái của các trung tâm dữ liệu và dịch vụ đám mây, chỉ với một hợp đồng, một thỏa thuận cấp dịch vụ (SLA) và một cổng quản lý, GMOne có thể cung cấp các dịch vụ quản lý liền mạch cho một doanh nghiệp toàn bộ hệ sinh thái công nghệ thông tin lai toàn cầu./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục