Nhiều doanh nghiệp lớn của Anh hoặc có trụ sở tại Anh đang chịu những tácđộng nặng nề do cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung (Eurozone)khiến doanh số và lợi nhuận giảm sút, tín dụng bị đóng băng và đầu tư cắt giảm.
Tập đoàn kinh doanh rượu bia Diageo, với các nhãn hiệu bia Guinness và Smirnoff,đã phải sa thải khoảng 400 nhân viên ở châu Âu, trong một chương trình tiết kiệmchi phí tổng cộng 80 triệu bảng trong vòng 2 năm.
Phần lớn các nhân viên bị cắtgiảm là tại các cơ sở ở Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha – những nướcđang bị khủng hoảng nợ công nặng nề nhất trong Eurozone. Diageo cũng phải giảmbớt một số nhân viên quản lý ở các nước Tây Âu nhằm tập trung vào các thị trườngmới nổi ở Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á.
Tập đoàn viễn thông Vodafone cũng đã phải thoái vốn 450 triệu bảng từ các hoạtđộng kinh doanh tại Hy Lạp, nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng đồng euro.Doanh thu của Vodafone tại Tây Ban Nha giảm 9% trong 6 tháng đầu năm nay, trongkhi doanh thu tại Italy cũng giảm 2,3%. Tập đoàn này đã lên kế hoạch cắt giảmmột loạt nhân viên tại các địa bàn kinh doanh khó khăn ở khắp châu Âu.
Trong số các doanh nghiệp lớn khác có trụ sở chính tại Anh và niêm yết trên thịtrường chứng khoán London đang chịu những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảngEurozone, còn có hãng bán lẻ Dixon, tập đoàn kinh doanh đồ gia dụng Unilever,hãng thuốc lá Imperial Tobacco, bảo hiểm Prudential, ngân hàng Barclays…
Nhiềudoanh nghiệp đang rất lo lắng trước nguy cơ xuất khẩu sang Eurozone giảm sút saukhi Liên minh châu Âu giảm dự báo tăng trưởng GDP của khu vực này từ 1,8% xuốngcòn 0,5% trong năm 2012.
Thông báo của tập đoàn General Motors (GM) của Mỹ về việc các cơ sở tại châu Âusẽ không thể đạt lợi nhuận trong năm nay đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ cắtgiảm việc làm tại các nhà máy ở Anh, nơi chuyên lắp ráp các sản phẩm ô tô mangnhãn hiệu Vauxhall.
Chi nhánh GM tại châu Âu đã bị lỗ tổng cộng 580 triệu eurotrong 9 tháng đầu năm nay, một phần do doanh số bán xe Vauxhall giảm gần 5% sovới cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia Hugh Bailey thuộc Hiệp hội Xuất khẩu Anh cho rằng các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nước này là “đáng lo ngại” vànhững diễn biến của cuộc khủng hoảng Eurozone có thể gây những “hậu quả nghiêmtrọng.”
Chuyên gia Richard Woolhouse của Liên đoàn Công nghiệp Anh cho biếtnhiều thành viên của liên đoàn đã báo cáo về sự giảm sút nhu cầu nhập khẩu tạinhiều thị trường thuộc Eurozone – nơi chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩucủa Anh. Lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra năm 2008, các công ty Anhđang phải cắt giảm đầu tư ở châu Âu cũng như ở trong nước nhằm bảo toàn nguồnvốn.
Một nguy cơ nữa là nhằm phòng tránh rủi ro, các ngân hàng đang từ chối cấp tíndụng thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh, càng khiến họ gặp khókhăn trong xuất khẩu.
Chuyên gia Woolhouse cảnh báo các doanh nghiệp sẽ đối mặtvới “các vấn đề thanh khoản mang tính hệ thống” giống như tình trạng đã xảy rahồi năm 2008./.
Tập đoàn kinh doanh rượu bia Diageo, với các nhãn hiệu bia Guinness và Smirnoff,đã phải sa thải khoảng 400 nhân viên ở châu Âu, trong một chương trình tiết kiệmchi phí tổng cộng 80 triệu bảng trong vòng 2 năm.
Phần lớn các nhân viên bị cắtgiảm là tại các cơ sở ở Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha – những nướcđang bị khủng hoảng nợ công nặng nề nhất trong Eurozone. Diageo cũng phải giảmbớt một số nhân viên quản lý ở các nước Tây Âu nhằm tập trung vào các thị trườngmới nổi ở Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á.
Tập đoàn viễn thông Vodafone cũng đã phải thoái vốn 450 triệu bảng từ các hoạtđộng kinh doanh tại Hy Lạp, nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng đồng euro.Doanh thu của Vodafone tại Tây Ban Nha giảm 9% trong 6 tháng đầu năm nay, trongkhi doanh thu tại Italy cũng giảm 2,3%. Tập đoàn này đã lên kế hoạch cắt giảmmột loạt nhân viên tại các địa bàn kinh doanh khó khăn ở khắp châu Âu.
Trong số các doanh nghiệp lớn khác có trụ sở chính tại Anh và niêm yết trên thịtrường chứng khoán London đang chịu những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảngEurozone, còn có hãng bán lẻ Dixon, tập đoàn kinh doanh đồ gia dụng Unilever,hãng thuốc lá Imperial Tobacco, bảo hiểm Prudential, ngân hàng Barclays…
Nhiềudoanh nghiệp đang rất lo lắng trước nguy cơ xuất khẩu sang Eurozone giảm sút saukhi Liên minh châu Âu giảm dự báo tăng trưởng GDP của khu vực này từ 1,8% xuốngcòn 0,5% trong năm 2012.
Thông báo của tập đoàn General Motors (GM) của Mỹ về việc các cơ sở tại châu Âusẽ không thể đạt lợi nhuận trong năm nay đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ cắtgiảm việc làm tại các nhà máy ở Anh, nơi chuyên lắp ráp các sản phẩm ô tô mangnhãn hiệu Vauxhall.
Chi nhánh GM tại châu Âu đã bị lỗ tổng cộng 580 triệu eurotrong 9 tháng đầu năm nay, một phần do doanh số bán xe Vauxhall giảm gần 5% sovới cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia Hugh Bailey thuộc Hiệp hội Xuất khẩu Anh cho rằng các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nước này là “đáng lo ngại” vànhững diễn biến của cuộc khủng hoảng Eurozone có thể gây những “hậu quả nghiêmtrọng.”
Chuyên gia Richard Woolhouse của Liên đoàn Công nghiệp Anh cho biếtnhiều thành viên của liên đoàn đã báo cáo về sự giảm sút nhu cầu nhập khẩu tạinhiều thị trường thuộc Eurozone – nơi chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩucủa Anh. Lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra năm 2008, các công ty Anhđang phải cắt giảm đầu tư ở châu Âu cũng như ở trong nước nhằm bảo toàn nguồnvốn.
Một nguy cơ nữa là nhằm phòng tránh rủi ro, các ngân hàng đang từ chối cấp tíndụng thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh, càng khiến họ gặp khókhăn trong xuất khẩu.
Chuyên gia Woolhouse cảnh báo các doanh nghiệp sẽ đối mặtvới “các vấn đề thanh khoản mang tính hệ thống” giống như tình trạng đã xảy rahồi năm 2008./.
(TTXVN/Vietnam+)