Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã cử đại diện đến tham dự Đại hội Vận tải biển thế giới với chủ đề vận tải biển trong tương lai, diễn ra tại thủ đô Athens của Hy Lạp cuối tuần qua.
Chủ tọa Đại hội đã trân trọng giới thiệu Việt Nam là một quốc gia mới nổi, có vị thế đang lên và có tiềm năng lớn trong lĩnh vực hàng hải.
Tham dự hội nghị có gần 200 khách mời là quan chức, chủ tịch các Hiệp hội hàng hải, Hiệp hội chủ tàu từ 36 quốc gia cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu-phát triển, nhà môi giới, đại diện các xưởng đóng tàu, giới ngân hàng, kiểm toán, an ninh hàng hải, dịch vụ-thương mại-kho vận hàng hải, điều hành cảng biển... của Hy Lạp và quốc tế.
Tổng Thư ký tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi đã đến dự và phát biểu tại phiên khai mạc và thảo luận chuyên đề.
Ông tuyên bố, UNCTAD ủng hộ liên kết vận tải tại các nước đang phát triển, sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực cảng biển và hải quan thông qua một số chương trình như “Hệ thống tự động hóa về dữ liệu khách hàng” giúp tự động hóa khai báo hải quan đã được triển khai tại hơn 90 nước trên thế giới hay “Chương trình đào tạo về cảng biển” cung cấp năng lực xây dựng và ngôn ngữ cho hơn 1.500 nhà quản lý điều hành cảng trong 10 năm qua hoặc xuất bản ấn phẩm “Toàn cảnh về giao thông đường biển”…
Hầu hết các ý kiến trao đổi tại đại hội đều cho rằng năm 2012 là năm cực kỳ khó khăn đối với ngành tàu biển-hàng hải, trước hết là do cung đã vượt xa so với cầu về tàu biển, trong khi đó, nền tài chính châu Âu đang bị khủng hoảng làm ảnh hưởng toàn thế giới… Tuy nhiên, tàu biển vẫn là phương tiện vận chuyển chủ chốt và chủ yếu của thương mại thế giới, chuyển chở khoảng 90% lượng hàng hóa toàn cầu, vì thế đại hội khẳng định lạc quan về tương lai phát triển cùa ngành tàu biển-hàng hải trong những năm tới.
Bên lề đại hội, đại diện Đại sứ quán Việt Nam cũng đã có một loạt các cuộc tiếp xúc với Tổng Thư ký UNCTAD và đại diện của Bộ Phát triển, cạnh tranh và hàng hải Hy Lạp cùng nhiều chủ tàu và doanh nghiệp tàu biển nước chủ nhà và quốc tế./.
Chủ tọa Đại hội đã trân trọng giới thiệu Việt Nam là một quốc gia mới nổi, có vị thế đang lên và có tiềm năng lớn trong lĩnh vực hàng hải.
Tham dự hội nghị có gần 200 khách mời là quan chức, chủ tịch các Hiệp hội hàng hải, Hiệp hội chủ tàu từ 36 quốc gia cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu-phát triển, nhà môi giới, đại diện các xưởng đóng tàu, giới ngân hàng, kiểm toán, an ninh hàng hải, dịch vụ-thương mại-kho vận hàng hải, điều hành cảng biển... của Hy Lạp và quốc tế.
Tổng Thư ký tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi đã đến dự và phát biểu tại phiên khai mạc và thảo luận chuyên đề.
Ông tuyên bố, UNCTAD ủng hộ liên kết vận tải tại các nước đang phát triển, sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực cảng biển và hải quan thông qua một số chương trình như “Hệ thống tự động hóa về dữ liệu khách hàng” giúp tự động hóa khai báo hải quan đã được triển khai tại hơn 90 nước trên thế giới hay “Chương trình đào tạo về cảng biển” cung cấp năng lực xây dựng và ngôn ngữ cho hơn 1.500 nhà quản lý điều hành cảng trong 10 năm qua hoặc xuất bản ấn phẩm “Toàn cảnh về giao thông đường biển”…
Hầu hết các ý kiến trao đổi tại đại hội đều cho rằng năm 2012 là năm cực kỳ khó khăn đối với ngành tàu biển-hàng hải, trước hết là do cung đã vượt xa so với cầu về tàu biển, trong khi đó, nền tài chính châu Âu đang bị khủng hoảng làm ảnh hưởng toàn thế giới… Tuy nhiên, tàu biển vẫn là phương tiện vận chuyển chủ chốt và chủ yếu của thương mại thế giới, chuyển chở khoảng 90% lượng hàng hóa toàn cầu, vì thế đại hội khẳng định lạc quan về tương lai phát triển cùa ngành tàu biển-hàng hải trong những năm tới.
Bên lề đại hội, đại diện Đại sứ quán Việt Nam cũng đã có một loạt các cuộc tiếp xúc với Tổng Thư ký UNCTAD và đại diện của Bộ Phát triển, cạnh tranh và hàng hải Hy Lạp cùng nhiều chủ tàu và doanh nghiệp tàu biển nước chủ nhà và quốc tế./.
(TTXVN)