Đoàn công tác của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam gồm 8 thành viên do bà Trương Thị Mai, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dẫn đầu có chuyến thăm và làm việc tại Italy từ ngày 28- 31/3 để khảo sát, nghiên cứu các vấn đề về luật việc làm, luật hôn nhân và gia đình.
Trong ngày làm việc đầu tiên, đoàn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Lao động Italy Elsa Fornero, tiếp xúc và làm việc với các lãnh đạo của Hội đồng quốc gia về kinh tế và lao động Italy (CNEL) cũng như các chuyên gia thuộc Bộ Lao động Italy.
Tại cuộc gặp chiều 29/3, Bộ trưởng Lao động Fornero bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về Việt Nam cũng như vui mừng được chào đón Đoàn công tác của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam sang thăm và làm việc tại Italy.
Bà Fornero cho biết Italy và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị từ nhiều năm nay và đến năm 2013, hai nước sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây chính là cơ hội để ký kết những hiệp định chính thức nhằm nâng cấp quan hệ giữa hai nước.
Theo bà Fornero, chính phủ mới ở Italy bắt đầu lên nắm quyền từ tháng 11/2011 và đã ban hành những nghị quyết lớn về thay đổi cơ cấu và đang muốn cải cách thị trường lao động sao cho năng động, linh hoạt để có thể tạo dựng sự gắn kết, thống nhất hơn trong xã hội Italy.
Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm nhất trong chính sách lương hưu của Italy là nguồn kinh phí không được bền vững do tình trạng già hóa dân số và cách tính lương hưu không còn phù hợp. Do đó, nỗ lực của chính phủ nhằm cải cách hệ thống lương hưu sẽ làm giảm mạnh tỷ lệ chi trả lương hưu/GDP và làm cho nguồn kinh phí dành cho vấn đề này ổn định hơn.
Bà Fornero nhấn mạnh sẽ tích cực thúc đẩy việc cải cách này và Bộ Lao động Italy cũng sẽ trình lên Quốc hội chương trình cải cách thị trường lao động trong một vài tuần tới. Bà Fornero hy vọng những cải cách mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam.
Bà Fornero còn cho hay nhiều công ty Italy hiện đang muốn tham gia hợp tác kinh doanh với Việt Nam, và Italy sẽ nỗ lực để trong thời gian tới có thể đứng vào nhóm 20 quốc gia đầu tư hàng đầu vào Việt Nam.
Thay mặt đoàn Việt Nam, bà Trương Thị Mai đã cảm ơn sự tiếp đón nồng nhiệt của phía bạn. Bà Mai cũng khẳng định quan hệ của hai nước Việt Nam và Italy đang trên đà phát triển ngày càng tốt đẹp.
Việt Nam rất cảm ơn Italy đã có những chương trình ODA giúp đỡ Việt Nam trong những năm qua và đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Italy khi đầu tư vào Việt Nam. Nhiều thương hiệu nổi tiếng của Italy hiện đã có mặt tại Việt Nam và người dân Việt Nam cũng đã rất quen thuộc với những nhãn hiệu này.
Cũng theo bà Mai, Việt Nam hiện rất quan tâm đến chương trình cải cách của Italy, nhất là về chính sách việc làm, vấn đề lao động, lương hưu, mục tiêu của chính sách an sinh xã hội ở Italy, đồng thời mong muốn nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm của Italy.
Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Fornero, Đoàn tiếp tục làm việc, trao đổi với các chuyên gia của Bộ Lao động Italy về tình hình việc làm ở nước sở tại dưới góc độ của các cuộc cải cách cấu trúc thị trường lao động hiện nay.
Trước đó vào sáng cùng ngày 29/3, Đoàn đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Thượng nghị sỹ Pasquale Viespoli - nguyên Quốc vụ khanh Bộ Lao động Italy, Thượng nghị sỹ Giuseppe Menardi và Chủ tịch CNEL Antonio Marzano.
Phía bạn đã giới thiệu tổng quan về thị trường lao động Italy, luật việc làm, vai trò và chức năng của CNEL - cơ quan tham vấn của chính phủ, quốc hội và các chính quyền khu vực, có thẩm quyền thúc đẩy các sáng kiến trong lĩnh vực pháp luật kinh tế và xã hội.
Dự kiến trong hai ngày tới, đoàn sẽ có các buổi nghiên cứu, trao đổi về luật lao động, lịch sử luật lao động với Giáo sư Danh dự Santoro Pasarelli - Giám đốc Chương trình đào tạo thạc sỹ về luật lao động và an sinh xã hội của Đại học Tổng hợp Sapienza và cuộc thảo luận về luật việc làm với Quỹ Giacomo Brodolini, một tổ chức do nguyên Bộ trưởng Lao động Italy Giacomo Brodolini khởi xướng thành lập năm 1971 để thực hiện các công việc xã hội và văn hóa.
Sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Italy, Đoàn sẽ tiếp tục sang thăm và làm việc tại Hà Lan từ ngày 1-6/4./.
Trong ngày làm việc đầu tiên, đoàn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Lao động Italy Elsa Fornero, tiếp xúc và làm việc với các lãnh đạo của Hội đồng quốc gia về kinh tế và lao động Italy (CNEL) cũng như các chuyên gia thuộc Bộ Lao động Italy.
Tại cuộc gặp chiều 29/3, Bộ trưởng Lao động Fornero bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về Việt Nam cũng như vui mừng được chào đón Đoàn công tác của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam sang thăm và làm việc tại Italy.
Bà Fornero cho biết Italy và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị từ nhiều năm nay và đến năm 2013, hai nước sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây chính là cơ hội để ký kết những hiệp định chính thức nhằm nâng cấp quan hệ giữa hai nước.
Theo bà Fornero, chính phủ mới ở Italy bắt đầu lên nắm quyền từ tháng 11/2011 và đã ban hành những nghị quyết lớn về thay đổi cơ cấu và đang muốn cải cách thị trường lao động sao cho năng động, linh hoạt để có thể tạo dựng sự gắn kết, thống nhất hơn trong xã hội Italy.
Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm nhất trong chính sách lương hưu của Italy là nguồn kinh phí không được bền vững do tình trạng già hóa dân số và cách tính lương hưu không còn phù hợp. Do đó, nỗ lực của chính phủ nhằm cải cách hệ thống lương hưu sẽ làm giảm mạnh tỷ lệ chi trả lương hưu/GDP và làm cho nguồn kinh phí dành cho vấn đề này ổn định hơn.
Bà Fornero nhấn mạnh sẽ tích cực thúc đẩy việc cải cách này và Bộ Lao động Italy cũng sẽ trình lên Quốc hội chương trình cải cách thị trường lao động trong một vài tuần tới. Bà Fornero hy vọng những cải cách mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam.
Bà Fornero còn cho hay nhiều công ty Italy hiện đang muốn tham gia hợp tác kinh doanh với Việt Nam, và Italy sẽ nỗ lực để trong thời gian tới có thể đứng vào nhóm 20 quốc gia đầu tư hàng đầu vào Việt Nam.
Thay mặt đoàn Việt Nam, bà Trương Thị Mai đã cảm ơn sự tiếp đón nồng nhiệt của phía bạn. Bà Mai cũng khẳng định quan hệ của hai nước Việt Nam và Italy đang trên đà phát triển ngày càng tốt đẹp.
Việt Nam rất cảm ơn Italy đã có những chương trình ODA giúp đỡ Việt Nam trong những năm qua và đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Italy khi đầu tư vào Việt Nam. Nhiều thương hiệu nổi tiếng của Italy hiện đã có mặt tại Việt Nam và người dân Việt Nam cũng đã rất quen thuộc với những nhãn hiệu này.
Cũng theo bà Mai, Việt Nam hiện rất quan tâm đến chương trình cải cách của Italy, nhất là về chính sách việc làm, vấn đề lao động, lương hưu, mục tiêu của chính sách an sinh xã hội ở Italy, đồng thời mong muốn nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm của Italy.
Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Fornero, Đoàn tiếp tục làm việc, trao đổi với các chuyên gia của Bộ Lao động Italy về tình hình việc làm ở nước sở tại dưới góc độ của các cuộc cải cách cấu trúc thị trường lao động hiện nay.
Trước đó vào sáng cùng ngày 29/3, Đoàn đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Thượng nghị sỹ Pasquale Viespoli - nguyên Quốc vụ khanh Bộ Lao động Italy, Thượng nghị sỹ Giuseppe Menardi và Chủ tịch CNEL Antonio Marzano.
Phía bạn đã giới thiệu tổng quan về thị trường lao động Italy, luật việc làm, vai trò và chức năng của CNEL - cơ quan tham vấn của chính phủ, quốc hội và các chính quyền khu vực, có thẩm quyền thúc đẩy các sáng kiến trong lĩnh vực pháp luật kinh tế và xã hội.
Dự kiến trong hai ngày tới, đoàn sẽ có các buổi nghiên cứu, trao đổi về luật lao động, lịch sử luật lao động với Giáo sư Danh dự Santoro Pasarelli - Giám đốc Chương trình đào tạo thạc sỹ về luật lao động và an sinh xã hội của Đại học Tổng hợp Sapienza và cuộc thảo luận về luật việc làm với Quỹ Giacomo Brodolini, một tổ chức do nguyên Bộ trưởng Lao động Italy Giacomo Brodolini khởi xướng thành lập năm 1971 để thực hiện các công việc xã hội và văn hóa.
Sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Italy, Đoàn sẽ tiếp tục sang thăm và làm việc tại Hà Lan từ ngày 1-6/4./.
Ngự Bình-P.Thành/Rome (Vietnam+)