Trong hai ngày 25-26/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Cốc Nam thuộc khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn.
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn được hình thành trên diện tích 394 km2; là khu kinh tế tổng hợp, đa năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, an ninh quốc phòng; trong đó lĩnh vực mũi nhọn là phát triển kinh tế cửa khẩu, chú trọng du lịch, thương mại, dịch vụ chất lượng cao và chế biến nông sản, lâm sản, sản xuất ôtô, hóa chất…
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn được phân chia thành 2 khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan. Đây là mô hình phát triển có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn, kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; góp phần thúc đẩy sự hợp tác phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt Nam-Trung Quốc, khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, hiện công tác đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng tại các khu cửa khẩu đang được tập trung triển khai như khu cửa khẩu Hữu Nghị, khu của khẩu Tân Thanh… tuy nhiên quy mô các dự án còn khiêm tốn, số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng còn ít do việc tập trung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cũng như sự tranh thủ huy động mọi nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện công tác chi trả, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng đã được phê duyệt còn rất hạn chế; đặc biệt là việc triển khai các dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù tại các khu cửa khẩu, để tạo tiền đề cho việc hình thành Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng còn gặp nhiều khó khăn.
Tại buổi làm việc, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng đã đề xuất, kiến nghị với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề như do đặc thù của các khu kinh tế cửa khẩu hoàn toàn khác so với khu kinh tế nên cần nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách cho phù hợp; xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu quan trọng trong khu kinh tế cửa khẩu; cho phép khu cửa khẩu Chi Ma-Tú Mịch (huyện Lộc Bình) được áp dụng quy chế hoạt động của khu kinh tế của khẩu theo Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg vì khu cửa khẩu Chi Ma-Tú Mịch đã nằm trong quy hoạch phát triển các khu kinh tế của khẩu của Việt Nam đến năm 2020…
Trong năm 2009-2010, khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn đã có 28 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng mức đầu tư đăng ký trên 4.500 tỷ đồng; trong đó có 9 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 1.821 tỷ đồng; một số dự án bước đầu đã đưa vào vận hành khai thác như mở rộng bãi đỗ xe của khẩu Hữu Nghị, nhà máy chế biến chì thỏi Hâm Thiên, Trung tâm thương mại Bắc Sơn…
Việc thực hiện đấu nối 4 cặp đường bộ qua biên giới giữa Lạng Sơn và thành phố Sùng Tả - Trung Quốc là Tân Thanh-Pò Chài, Cốc Nam-Lũng Vài, Na Hình-Kéo Ái, Chi Ma-Ái Điểm đã có thỏa thuận tập trung triển khai và phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/4./.
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn được hình thành trên diện tích 394 km2; là khu kinh tế tổng hợp, đa năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, an ninh quốc phòng; trong đó lĩnh vực mũi nhọn là phát triển kinh tế cửa khẩu, chú trọng du lịch, thương mại, dịch vụ chất lượng cao và chế biến nông sản, lâm sản, sản xuất ôtô, hóa chất…
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn được phân chia thành 2 khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan. Đây là mô hình phát triển có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn, kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; góp phần thúc đẩy sự hợp tác phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt Nam-Trung Quốc, khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, hiện công tác đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng tại các khu cửa khẩu đang được tập trung triển khai như khu cửa khẩu Hữu Nghị, khu của khẩu Tân Thanh… tuy nhiên quy mô các dự án còn khiêm tốn, số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng còn ít do việc tập trung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cũng như sự tranh thủ huy động mọi nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện công tác chi trả, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng đã được phê duyệt còn rất hạn chế; đặc biệt là việc triển khai các dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù tại các khu cửa khẩu, để tạo tiền đề cho việc hình thành Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng còn gặp nhiều khó khăn.
Tại buổi làm việc, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng đã đề xuất, kiến nghị với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề như do đặc thù của các khu kinh tế cửa khẩu hoàn toàn khác so với khu kinh tế nên cần nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách cho phù hợp; xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu quan trọng trong khu kinh tế cửa khẩu; cho phép khu cửa khẩu Chi Ma-Tú Mịch (huyện Lộc Bình) được áp dụng quy chế hoạt động của khu kinh tế của khẩu theo Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg vì khu cửa khẩu Chi Ma-Tú Mịch đã nằm trong quy hoạch phát triển các khu kinh tế của khẩu của Việt Nam đến năm 2020…
Trong năm 2009-2010, khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn đã có 28 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng mức đầu tư đăng ký trên 4.500 tỷ đồng; trong đó có 9 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 1.821 tỷ đồng; một số dự án bước đầu đã đưa vào vận hành khai thác như mở rộng bãi đỗ xe của khẩu Hữu Nghị, nhà máy chế biến chì thỏi Hâm Thiên, Trung tâm thương mại Bắc Sơn…
Việc thực hiện đấu nối 4 cặp đường bộ qua biên giới giữa Lạng Sơn và thành phố Sùng Tả - Trung Quốc là Tân Thanh-Pò Chài, Cốc Nam-Lũng Vài, Na Hình-Kéo Ái, Chi Ma-Ái Điểm đã có thỏa thuận tập trung triển khai và phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/4./.
Thái Thuần (TTXVN/Vietnam+)