Đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Với tinh thần “Đoàn kết-Nghĩa tình-Trách nhiệm," nhiều chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự góp sức của cộng đồng giúp nhiều gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt khó, ổn định cuộc sống.
Thiếu tướng Bùi Anh Chung, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân và bà Bonnie Glick, Phó Tổng Giám đốc toàn cầu Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ ký kết bàn giao mặt bằng Dự án xử lý ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa (01/11/2019). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng 500 triệu đồng cho Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc nạn nhân chất độc da cam trong chuyến thăm và làm việc với Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, chiều 20/1/2021. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis thăm địa điểm xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa, Đồng Nai. Nơi Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai dự án (2018). (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch kiểm tra tại khu vực xử lý đất đá nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)
Lễ khởi công dự án Dự án Xử lý đất nhiễm độc dioxin tại Sân bay A So (Thừa Thiên-Huế). (Ảnh: TTXVN phát)
Chiều 17/10/2017, trong chuyến đi tới Việt Nam để làm việc về công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn Nghị sỹ Quốc hội Mỹ do Hạ nghị sỹ Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban châu Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ làm Trưởng đoàn, đến thị sát công trường Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Bà Trần Tố Nga (ngoài cùng bên phải) trước phiên tranh tụng về vụ kiện đối với 14 Công ty đa quốc gia, trong đó cáo buộc các công ty này làm tổn hại nghiêm trọng sức khỏe của bà và những người khác thông qua hành vi bán chất gây rụng lá để Chính phủ Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Pháp. (Ảnh: Linh Hương/TTXVN)
Cắt băng khánh thành công trình Khu nuôi dưỡng trẻ em nhiễn Dioxin tại Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)
Khu xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Chiều 17/10/2017, trong chuyến đi tới Việt Nam để làm việc về công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn Nghị sỹ Quốc hội Mỹ do Hạ nghị sỹ Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban châu Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ làm Trưởng đoàn, đến thị sát công trường Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Lễ ký bản ghi nhận ý định giữa Cục khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về xử lý ô nhiễm dioxin ở khu vực sân bay Biên Hòa, Việt Nam (23/1/2018). (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Sáng 20/4/2019, tại Đồng Nai, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam tổ chức Lễ khởi động Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa - điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất ở Việt Nam. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)
Sáng 20/4/2019, tại Đồng Nai, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam tổ chức Lễ khởi động Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa - điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất ở Việt Nam. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đoàn Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, do Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ dẫn đầu, tham dự buổi lễ. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)
Chiều 20/1/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc với Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác của Chính phủ đến thăm, tặng quà cho 100 nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại hai huyện Đông Hòa và Tây Hòa của tỉnh Phú Yên (19/8/2019). (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gắn Huân chương Lao động hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, tại Lễ míttinh kỷ niệm 55 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2016). (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (7/8/2018). (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Lãnh đạo tỉnh Hà Nam trao quà cho các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tại Chương trình Đêm chung tay Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam Xuân Canh Tý năm 2020. (Ảnh: Lưu Thanh Tuấn/TTXVN)
Ban tổ chức chương trình Tết vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Vĩnh Long đến thăm và tặng quà cho 50 nạn nhân chất độc da cam/dioxin của tỉnh. (Ảnh: Lê Thúy Hằng/TTXVN)
Trao tặng Bằng khen cho các học sinh là con, cháu thương binh, nạn nhân chất độc da cam/dioxin tiêu biểu, vượt khó vươn lên, giành kết quả xuất sắc trong học tập và rèn luyện, ngày 27/8/2017. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam tặng quà nạn nhân da cam tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đi bộ đồng hành Vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo năm 2019. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao 50 xuất quà cho nạn nhân chất độc da cam thuộc 2 xã Yên Trung và Yên Phong, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. (Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN)
Các bác sỹ khám, chẩn đoán bệnh cho các nạn nhân chất độc da cam huyện Kim Sơn (Ninh Bình) nhân ngày Vì nạn nhân chất độc da cam 2019. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Cơ quan Thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Sóc Trăng, Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Sóc Trăng và Hội Nạn nhân Da cam/Dioxin tỉnh Sóc Trăng chức bàn giao căn nhà Đại đoàn kết cho hộ bà Thạch Thị Mươi (người dân tộc Khmer), nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Ông Nguyễn Thế Đường nhận con bò trị giá 20 triệu đồng từ nguồn tiền do Hội Nạn nhân da cam tỉnh Hà Giang quyên góp từ các nhà hảo tâm. (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Các em Làng Hòa Bình, nạn nhân chất độc da cam/dioxin tặng quà lưu niệm các đại biểu Nhật Ban tham dự Triển lãm Ảnh về nạn nhân chiến tranh tại Nhật Bản và Việt Nam. ( Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho các gia đình có nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin tại thị xã An Nhơn, Bình Định (2019). (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Hội cựu thanh niên xung phong tỉnh Ninh Bình trao tặng quà cho 27 nữ thanh niên xung phong là thương binh nhiễm chất độc da cam. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Các nạn nhân da cam được chăm sóc sức khỏe, tập vận động tại cơ sở 3 của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị giúp các trẻ là nạn nhân chất độc da cam/dioxin tập phục hồi chức năng (2015). (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Ông Đinh Công Thọ ở phố Cầu Huyện thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư chăm sóc con gái Đinh Thị Mừng bị ảnh hưởng trực tiếp của chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Cán bộ Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin Hà Nội hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 cho trẻ em - đối tượng yếu thế, cần được ưu tiên đang được chăm sóc để phòng, tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ cộng đồng. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Các nạn nhân da cam được học nghề làm hoa voan tại cơ sở 3 của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng. Tại đây, các nạn nhân được học chữ, học múa, hát, học cách tự chăm sóc bản thân và học các nghề thêu, may, làm hương, làm hoa, đan cườm. Nhờ đó, những mảnh đời không may mắn này đã vượt khó vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin học nghề tại cơ sở nuôi dưỡng quận Thanh Khê, Đà Nẵng (2015). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Cán bộ y tế Trung tâm xông hơi, giải độc và phục hồi chức năng thuộc Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng đã tiến hành phương pháp thanh lọc độc tố dioxin từ cơ thể người dựa trên cơ chế tuần hoàn, trao đổi chất của cơ thể con người góp phần cải thiện sức khỏe cho hàng trăm cựu chiến binh, nạn nhân chất độc da cam/dioxin (2015). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Ông Daniel Frydman, thành viên Hội Bảo trợ trẻ em nhiễm điôxin Việt Nam tại Pháp (VNED) nhận nuôi đỡ đầu cho cháu Nguyễn Thị Hân (1995), học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiến Dũng, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang (2009). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Bà Vũ Thị Dơn tại xóm Chùa, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh có 2 con gái (sinh năm 1969 và 1975) đều bị bệnh tâm thần do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Trao quà cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Lễ phát động hưởng ứng Giải báo chí với chủ đề Thảm họa da cam và công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam lần thứ nhất, năm 2020-2021 tại các tỉnh khu vực Bắc miền Trung. (Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN)
Nhân Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin (10/8), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Ninh Bình phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ trao tặng 100 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Gia đình anh Phạm Văn Bưởi và chị Nguyễn Thị Viễn, xã Mông Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có 3 con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin (2016). (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Gia đình ông Nguyễn Hữu Dõng, ở xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam có 7 người con bị di chứng chất độc da cam, là một trong 200 hộ gia đình đã từng bước ổn định cuộc sống từ dự án nuôi bò của Quỹ Hòa giải-Hàn gắn vết thương chiến tranh (Mỹ) do Quỹ Bảo trợ nạn nhân da cam hỗ trợ từ năm 2007. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Chị Trần Thị Hoà, xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là bộ đội công binh Đoàn 559 Trường Sơn, bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, teo liệt toàn thân, phải sống nương tựa vào sự chăm sóc của cha mẹ già. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Chị Trương Thị Thi (thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) và con bị di chứng chất độc da cam/dioxin (2002). (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)
Cán bộ xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đến thăm, tặng quà cho cháu Lê Xuân Diệu (sinh năm 1990), con anh Lê Xuân Đường, bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam, bị dị dạng do nhiễm chất độc da cam/dioxin (1998). (Ảnh: Vũ Hanh/TTXVN)
Anh Trần Quang Thân, ở chợ Đầm Nha Trang, chuyên làm nghề đào bới phế liệu, chủ yếu ở các khu quân sự Mỹ ngụy trước đây nên đã bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Hậu quả là con của anh bị dị dạng, mất trí (2000). (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)
Vợ chồng anh Hoàng Nguyên Hòa và chị Nguyễn Thị Ân ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đều ở chiến trường trở về, có 2 con bị di chứng chất độc da cam/dioxin. Các cháu đều được nhận trợ cấp thường xuyên hàng tháng từ tỉnh (2002). (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)
Cháu Lê Tiến Dũng, con anh Lê Hồng Tuyến, ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng trị. Anh Tuyến từng tham gia chiến trường Quảng Trị thời kỳ chống Mỹ, bị ảnh hưởng chất độc da cam nên khi cháu Dũng sinh ra bị dị dạng do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin (2000). (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)
Máy bay Mỹ rải chất độc da cam/dioxin xuống miền Nam Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chất độc da cam/dioxin mà Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam hủy diệt môi trường sống và cây trồng nơi đây, để lại hậu quả đến tận ngày nay. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các em nhỏ của Làng Hòa Bình. Làng Hòa Bình nằm trong khuôn viên bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cưu mang, nuôi dưỡng hơn 400 đứa trẻ khuyết tật đa số bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: TTXVN phát)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục