Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hoàng Gia, Đại học London (Anh) phát hiện độ dài tương đối giữa ngón đeo nhẫn và ngón trỏ có mối quan hệ nhất định tới nguy cơ mắc bệnh nơron vận động.
Cũng như các nghiên cứu trước đó, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên vẫn là do sự tác động của testosterone.
Các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra tỷ lệ tương đối giữa ngón đeo nhẫn và ngón trỏ của hơn 100 người, trong đó có hơn 40 người mắc bệnh nơron vận động.
Kết quả phát hiện, ngón đeo nhẫn ở những người mắc bệnh nơron vận động dài hơn so với ngón trỏ. Hơn nữa, sự chệnh lệch độ dài giữa hai ngón lớn hơn nhiều so với người bình thường.
Kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp manh mối giúp phân tích nguyên nhân gây bệnh nơron vận động. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ đơn thuần dựa vào độ dài của ngón tay để dự đoán nguy cơ mắc bệnh nơron vận động./.
Cũng như các nghiên cứu trước đó, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên vẫn là do sự tác động của testosterone.
Các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra tỷ lệ tương đối giữa ngón đeo nhẫn và ngón trỏ của hơn 100 người, trong đó có hơn 40 người mắc bệnh nơron vận động.
Kết quả phát hiện, ngón đeo nhẫn ở những người mắc bệnh nơron vận động dài hơn so với ngón trỏ. Hơn nữa, sự chệnh lệch độ dài giữa hai ngón lớn hơn nhiều so với người bình thường.
Kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp manh mối giúp phân tích nguyên nhân gây bệnh nơron vận động. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ đơn thuần dựa vào độ dài của ngón tay để dự đoán nguy cơ mắc bệnh nơron vận động./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)