Đồ ăn trong thế giới ảo có thể tạo ra những phản ứng về xúc cảm hệt như đồ ăn thật.
Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu trong một bài viết đăng tải trên tập san Annals of General Psychiatry của BioMed Central sau khi họ so sánh phản ứng của những người mắc chứng chán ăn và háu ăn, và một nhóm có thể kiểm soát đối với snack thật và ảo.
Kết luận này cho thấy đồ ăn ảo có thể sử dụng để đánh giá và chữa các chứng bệnh về rối loạn ăn uống.
Bà Alessandra Gorini thuộc Viện Istituto Auxologico Italiano ở Milan đã hợp tác với một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế để so sánh tác động khi tiếp xúc với đồ ăn thật, đồ ăn ảo và hình ảnh các món ăn đối với một nhóm các bệnh nhân bị bệnh rối loạn ăn uống.
Bà cho biết: “Mặc dù vẫn là kết quả sơ bộ, các dữ liệu của chúng tôi cho thấy kích thích ảo có ảnh hưởng hệt như thật, và còn hiệu quả hơn hình ảnh, trong việc tạo ra những phản ứng về xúc cảm ở người bệnh mắc chứng rối loạn ăn uống.”
Để đi tới kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm với 10 người mắc chứng chán ăn, 10 người mắc chứng háu ăn và 10 người có khả năng kiểm soát, tất cả đều là phụ nữ. Những người này sẽ được thấy một loạt 6 món ăn giàu calo thực đặt trên bàn trước mặt họ.
Nhịp tin, cảm giác của da cũng như những tác động tâm lí của họ sẽ được nghi lại trong quá trình tiếp xúc với món ăn. Tiếp theo, những người này được xem một slideshow cũng về các món ăn này, và một bữa ăn tối ảo do máy tính tạo ra, và họ vẫn có thể tương tác với sáu món ăn. Theo đó, các số liệu cho thấy mức độ tác động của món ăn thực và ảo là hệt như nhau./.
Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu trong một bài viết đăng tải trên tập san Annals of General Psychiatry của BioMed Central sau khi họ so sánh phản ứng của những người mắc chứng chán ăn và háu ăn, và một nhóm có thể kiểm soát đối với snack thật và ảo.
Kết luận này cho thấy đồ ăn ảo có thể sử dụng để đánh giá và chữa các chứng bệnh về rối loạn ăn uống.
Bà Alessandra Gorini thuộc Viện Istituto Auxologico Italiano ở Milan đã hợp tác với một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế để so sánh tác động khi tiếp xúc với đồ ăn thật, đồ ăn ảo và hình ảnh các món ăn đối với một nhóm các bệnh nhân bị bệnh rối loạn ăn uống.
Bà cho biết: “Mặc dù vẫn là kết quả sơ bộ, các dữ liệu của chúng tôi cho thấy kích thích ảo có ảnh hưởng hệt như thật, và còn hiệu quả hơn hình ảnh, trong việc tạo ra những phản ứng về xúc cảm ở người bệnh mắc chứng rối loạn ăn uống.”
Để đi tới kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm với 10 người mắc chứng chán ăn, 10 người mắc chứng háu ăn và 10 người có khả năng kiểm soát, tất cả đều là phụ nữ. Những người này sẽ được thấy một loạt 6 món ăn giàu calo thực đặt trên bàn trước mặt họ.
Nhịp tin, cảm giác của da cũng như những tác động tâm lí của họ sẽ được nghi lại trong quá trình tiếp xúc với món ăn. Tiếp theo, những người này được xem một slideshow cũng về các món ăn này, và một bữa ăn tối ảo do máy tính tạo ra, và họ vẫn có thể tương tác với sáu món ăn. Theo đó, các số liệu cho thấy mức độ tác động của món ăn thực và ảo là hệt như nhau./.
Lan Khanh (Vietnam+)