Trong báo cáo triển vọng về khu vực Đông Nam Á, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết khu vực Đông Nam Á sẽ cần 1.700 tỷ USD vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng sẽ tăng mạnh trong hai thập niên tới và đối phó với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu.
Theo dự đoán của IEA, than sẽ trở thành nhiên liệu quan trọng đối với hoạt động sản xuất điện ở Đông Nam Á.
Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn thấp, chỉ bằng 50% mức trung bình của thế giới nhưng nhu cầu của khu vực này có thể tăng hơn 80% trong thời gian từ nay đến năm 2035. Khu vực Đông Nam Á có khoảng 600 triệu dân với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 2.100 tỷ USD.
Đến năm 2035, IEA dự đoán lượng dầu nhập khẩu của khu vực này sẽ tăng lên hơn 5 triệu thùng/ngày, cao hơn gấp đôi con số này hiện nay và đưa khu vực này trở thành khách hàng lớn thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU). Trong cùng kỳ, sản lượng dầu mỏ của Đông Nam Á sẽ giảm gần 33% do sự sụt giảm sản lượng ở các mỏ dầu đã khai thác gần cạn.
Theo IEA, chi phí nhập khẩu dầu mỏ của Đông Nam Á dự kiến tăng lên 240 tỷ USD vào năm 2035, tương đương gần 4% GDP của khu vực này. Chi phí nhập khẩu dầu mỏ tại Thái Lan và Indonesia (In-đô-nê-xia) dự kiến sẽ ở mức cao nhất trong khu vực này, tăng gấp 3 lần lên gần 70 tỷ USD/quốc gia vào năm 2035.
Ngoài ra, IEA cũng cho hay 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á dự định giảm bớt xuất khẩu than và khí đốt tự nhiên để đáp ứng nhu cầu nội địa ở khu vực này, hiện có khoảng 134 triệu dân (1/5 dân số khu vực) không hoặc ít có khả năng sử dụng điện.
IEA cho rằng các hệ thống phân phối năng lượng kém phát triển, sự không nhất quán trong chính sách của chính phủ các nước, các khoản trợ cấp nhiên liêu hoá thạch cao - lên tới 51 tỷ USD ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2012 - đã tác động bất lợi đến hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như hoạt động nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Bất chấp việc than được coi là loại nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường, IEA cho rằng đây sẽ là loại nhiên liệu ngày một quan trọng, chiếm tới 50% lượng nhiên liệu sử dụng trong hoạt động sản xuất điện vào năm 2035, từ mức khoảng 33% hiện nay và thay thế khí đốt tự nhiên như là loại nhiên liệu chủ lực.
Trong bối cảnh trên, IEA hối thúc các nước Đông Nam Á tích cực thông qua và triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng, qua đó có thể giúp giảm bớt khoảng 15% nhu cầu năng lượng ở khu vực này vào năm 2035. Cùng thời điểm đó, việc giảm bớt chi phí cho năng lượng sẽ làm tăng thu nhập khả dụng và thúc đẩy hoạt động kinh tế./.
Theo dự đoán của IEA, than sẽ trở thành nhiên liệu quan trọng đối với hoạt động sản xuất điện ở Đông Nam Á.
Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn thấp, chỉ bằng 50% mức trung bình của thế giới nhưng nhu cầu của khu vực này có thể tăng hơn 80% trong thời gian từ nay đến năm 2035. Khu vực Đông Nam Á có khoảng 600 triệu dân với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 2.100 tỷ USD.
Đến năm 2035, IEA dự đoán lượng dầu nhập khẩu của khu vực này sẽ tăng lên hơn 5 triệu thùng/ngày, cao hơn gấp đôi con số này hiện nay và đưa khu vực này trở thành khách hàng lớn thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU). Trong cùng kỳ, sản lượng dầu mỏ của Đông Nam Á sẽ giảm gần 33% do sự sụt giảm sản lượng ở các mỏ dầu đã khai thác gần cạn.
Theo IEA, chi phí nhập khẩu dầu mỏ của Đông Nam Á dự kiến tăng lên 240 tỷ USD vào năm 2035, tương đương gần 4% GDP của khu vực này. Chi phí nhập khẩu dầu mỏ tại Thái Lan và Indonesia (In-đô-nê-xia) dự kiến sẽ ở mức cao nhất trong khu vực này, tăng gấp 3 lần lên gần 70 tỷ USD/quốc gia vào năm 2035.
Ngoài ra, IEA cũng cho hay 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á dự định giảm bớt xuất khẩu than và khí đốt tự nhiên để đáp ứng nhu cầu nội địa ở khu vực này, hiện có khoảng 134 triệu dân (1/5 dân số khu vực) không hoặc ít có khả năng sử dụng điện.
IEA cho rằng các hệ thống phân phối năng lượng kém phát triển, sự không nhất quán trong chính sách của chính phủ các nước, các khoản trợ cấp nhiên liêu hoá thạch cao - lên tới 51 tỷ USD ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2012 - đã tác động bất lợi đến hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như hoạt động nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Bất chấp việc than được coi là loại nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường, IEA cho rằng đây sẽ là loại nhiên liệu ngày một quan trọng, chiếm tới 50% lượng nhiên liệu sử dụng trong hoạt động sản xuất điện vào năm 2035, từ mức khoảng 33% hiện nay và thay thế khí đốt tự nhiên như là loại nhiên liệu chủ lực.
Trong bối cảnh trên, IEA hối thúc các nước Đông Nam Á tích cực thông qua và triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng, qua đó có thể giúp giảm bớt khoảng 15% nhu cầu năng lượng ở khu vực này vào năm 2035. Cùng thời điểm đó, việc giảm bớt chi phí cho năng lượng sẽ làm tăng thu nhập khả dụng và thúc đẩy hoạt động kinh tế./.
Anh Quân (TTXVN)