Nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu, ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội bông sợi Việt Nam (VCOSA) tổ chức Hội thảo giới thiệu bông Pakistan.
Đại diện công ty Crescent Steel & Allied Productc Ltd (Pakistan), cho biết các công ty Pakistan không chỉ muốn cung cấp nguồn nguyên liệu bông cho doanh nghiệp Việt Nam, mà còn tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm sử dụng nguồn nguyên liệu này trong sản xuất.
Thông tin từ các tham luận cho thấy, Pakistan hiện là nước xuất khẩu nguyên liệu bông lớn thứ ba và là nhà cung cấp bông, sợi thứ nhì trên thế giới. Diện tích trồng bông tại Pakistan vào khoảng 3,23 triệu ha, năng suất đạt 18 triệu kiện/năm, đặc biệt nguồn nguyên liệu của Pakistan được loại bỏ tạp chất thông qua kỹ thuật hiện đại, nên chất lượng ngày càng được cải tiến. Các sản phẩm bông xuất khẩu của Pakistan phù hợp sản xuất những mặt hàng chăn, nệm, khăn mặt…
Trong thời gian qua, nguyên liệu sản xuất chính của dệt may Việt Nam như bông chủ yếu được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, sau đó là Ấn Độ, Brazil; vải từ Trung Quốc..., nhưng hiện nay một số đơn vị chuyển hướng đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu từ các nước khác.
Theo các doanh nghiệp cho biết, việc nhập khẩu nguồn bông từ Hoa Kỳ đang gặp khó khăn, nên doanh nghiệp phải chuyển hướng sang nhập khẩu nguyên liệu bông từ Tây Phi, Ấn Độ… để đảm bảo hoạt động sản xuất.
Ông Nguyễn Hồng Giang - Tổng thư ký VCOSA, cho rằng xu thế đa dạng hóa nguồn nguyên liệu sẽ giúp giảm phụ thuộc vào một vài nguồn cung cấp, góp phần giảm rủi ro cho doanh nghiệp và ổn định sản xuất cho ngành.
Bên cạnh đó, đặc thù của ngành cũng bắt buộc doanh nghiệp phải đa dạng hóa nguồn cung, tùy theo chủng loại sản phẩm, thị trường mà đơn vị sản xuất chọn lựa nguồn nguyên liệu phù hợp; đồng thời, việc nhập khẩu nguồn cung nguyên liệu từ nhà cung cấp nào còn phụ thuộc vào thời gian vận chuyển, giá cả…
Mặc dù đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu bông đối với ngành là tất yếu, nhưng doanh nghiệp cần có sự cân đối phù hợp, việc sử dụng nguyên liệu bông từ nhiều nguồn khác nhau sẽ gây khó khăn trong quản lý sản xuất, khó đảm bảo tính nhất quán những đặc tính của bông và chất lượng thành phẩm./.
Đại diện công ty Crescent Steel & Allied Productc Ltd (Pakistan), cho biết các công ty Pakistan không chỉ muốn cung cấp nguồn nguyên liệu bông cho doanh nghiệp Việt Nam, mà còn tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm sử dụng nguồn nguyên liệu này trong sản xuất.
Thông tin từ các tham luận cho thấy, Pakistan hiện là nước xuất khẩu nguyên liệu bông lớn thứ ba và là nhà cung cấp bông, sợi thứ nhì trên thế giới. Diện tích trồng bông tại Pakistan vào khoảng 3,23 triệu ha, năng suất đạt 18 triệu kiện/năm, đặc biệt nguồn nguyên liệu của Pakistan được loại bỏ tạp chất thông qua kỹ thuật hiện đại, nên chất lượng ngày càng được cải tiến. Các sản phẩm bông xuất khẩu của Pakistan phù hợp sản xuất những mặt hàng chăn, nệm, khăn mặt…
Trong thời gian qua, nguyên liệu sản xuất chính của dệt may Việt Nam như bông chủ yếu được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, sau đó là Ấn Độ, Brazil; vải từ Trung Quốc..., nhưng hiện nay một số đơn vị chuyển hướng đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu từ các nước khác.
Theo các doanh nghiệp cho biết, việc nhập khẩu nguồn bông từ Hoa Kỳ đang gặp khó khăn, nên doanh nghiệp phải chuyển hướng sang nhập khẩu nguyên liệu bông từ Tây Phi, Ấn Độ… để đảm bảo hoạt động sản xuất.
Ông Nguyễn Hồng Giang - Tổng thư ký VCOSA, cho rằng xu thế đa dạng hóa nguồn nguyên liệu sẽ giúp giảm phụ thuộc vào một vài nguồn cung cấp, góp phần giảm rủi ro cho doanh nghiệp và ổn định sản xuất cho ngành.
Bên cạnh đó, đặc thù của ngành cũng bắt buộc doanh nghiệp phải đa dạng hóa nguồn cung, tùy theo chủng loại sản phẩm, thị trường mà đơn vị sản xuất chọn lựa nguồn nguyên liệu phù hợp; đồng thời, việc nhập khẩu nguồn cung nguyên liệu từ nhà cung cấp nào còn phụ thuộc vào thời gian vận chuyển, giá cả…
Mặc dù đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu bông đối với ngành là tất yếu, nhưng doanh nghiệp cần có sự cân đối phù hợp, việc sử dụng nguyên liệu bông từ nhiều nguồn khác nhau sẽ gây khó khăn trong quản lý sản xuất, khó đảm bảo tính nhất quán những đặc tính của bông và chất lượng thành phẩm./.
Mỹ Phương (TTXVN)