Ngày 13/9, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo "Định hướng biên soạn tài liệu tự học tiếng dân tộc Êđê và Bana."
Tham dự hội thảo có gần 50 giáo viên của 30 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, nhóm tác giả tham gia biên soạn tài liệu và đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay việc đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, bởi họ không thể sắp xếp được thời gian để tham gia các khóa đào tạo dài hạn học hết chương trình khung tiếng dân tộc thiểu số (tối thiểu 450 tiết).
Bên cạnh đó, phần lớn cán bộ, giáo viên công tác ở vùng này lại không phải là người dân tộc bản địa nên công tác giáo dục, dạy học tiếng dân tộc vẫn còn gặp nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục ở vùng dân tộc.
Vì vậy, ngành giáo dục đào tạo đang phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, giáo viên. Việc biên soạn tài liệu tự học tiếng Êđê và Bana nói riêng, tiếng dân tộc thiểu số nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu này.
Theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu tự học tiếng Êđê và Bana sẽ được soạn theo dạng bài học (khoảng 50 bài) và 20 văn bản khác có nội dung hướng vào các chủ đề trường học và các lĩnh vực kiến thức liên quan đến chương trình phổ thông cấp tiểu học. Cấu trúc tài liệu gồm 3 phần. Phần thứ nhất là hệ thống chữ viết và am vần; phần thứ hai là giao tiếp; phần thứ thứ ba là đọc thêm.
Các ý kiến đại biểu tham dự hội thảo đều cho rằng việc biên soạn bộ tài liệu tự học tiếng dân tộc thiểu số là cần thiết bởi nó sẽ đáp ứng nhu cầu cán bộ, giáo viên trong điều kiện chưa tham gia được nhiều các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Bộ tài liệu này được ban hành sẽ tạo thêm cơ hội học tập, nâng cao năng lực công tác và chuyên môn cho cán bộ, giáo viên đang giảng dạy ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo các đại biểu, cấu trúc tài liệu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là hợp lý. Tuy nhiên khi biên soạn nội dung cần ngắn gọn, súc tích, phù hợp với trình độ của người học...
Tiến sỹ Bùi Văn Thành, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Dân tộc-Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sau tiếng Êđê và Bana, Bộ sẽ tiếp tục xúc tiến biên soạn tài liệu tự học tiếng Gia rai, M’nông và Xơđăng nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết và dạy học tiếng dân tộc ngày càng cao ở khu vực Tây Nguyên.
Hội thảo này có nhiệm vụ định hướng những nội dung, yêu cầu chính đặt ra về tài liệu tự học, trên cơ sở đó, đội ngũ tác giả sẽ tiếp thu toàn bộ nội dung này để đưa vào biên soạn tài liệu. Thời gian biên soạn bộ tài liệu sẽ diễn ra từ tháng 9 đến 11/2013./.
Tham dự hội thảo có gần 50 giáo viên của 30 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, nhóm tác giả tham gia biên soạn tài liệu và đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay việc đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, bởi họ không thể sắp xếp được thời gian để tham gia các khóa đào tạo dài hạn học hết chương trình khung tiếng dân tộc thiểu số (tối thiểu 450 tiết).
Bên cạnh đó, phần lớn cán bộ, giáo viên công tác ở vùng này lại không phải là người dân tộc bản địa nên công tác giáo dục, dạy học tiếng dân tộc vẫn còn gặp nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục ở vùng dân tộc.
Vì vậy, ngành giáo dục đào tạo đang phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, giáo viên. Việc biên soạn tài liệu tự học tiếng Êđê và Bana nói riêng, tiếng dân tộc thiểu số nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu này.
Theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu tự học tiếng Êđê và Bana sẽ được soạn theo dạng bài học (khoảng 50 bài) và 20 văn bản khác có nội dung hướng vào các chủ đề trường học và các lĩnh vực kiến thức liên quan đến chương trình phổ thông cấp tiểu học. Cấu trúc tài liệu gồm 3 phần. Phần thứ nhất là hệ thống chữ viết và am vần; phần thứ hai là giao tiếp; phần thứ thứ ba là đọc thêm.
Các ý kiến đại biểu tham dự hội thảo đều cho rằng việc biên soạn bộ tài liệu tự học tiếng dân tộc thiểu số là cần thiết bởi nó sẽ đáp ứng nhu cầu cán bộ, giáo viên trong điều kiện chưa tham gia được nhiều các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Bộ tài liệu này được ban hành sẽ tạo thêm cơ hội học tập, nâng cao năng lực công tác và chuyên môn cho cán bộ, giáo viên đang giảng dạy ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo các đại biểu, cấu trúc tài liệu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là hợp lý. Tuy nhiên khi biên soạn nội dung cần ngắn gọn, súc tích, phù hợp với trình độ của người học...
Tiến sỹ Bùi Văn Thành, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Dân tộc-Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sau tiếng Êđê và Bana, Bộ sẽ tiếp tục xúc tiến biên soạn tài liệu tự học tiếng Gia rai, M’nông và Xơđăng nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết và dạy học tiếng dân tộc ngày càng cao ở khu vực Tây Nguyên.
Hội thảo này có nhiệm vụ định hướng những nội dung, yêu cầu chính đặt ra về tài liệu tự học, trên cơ sở đó, đội ngũ tác giả sẽ tiếp thu toàn bộ nội dung này để đưa vào biên soạn tài liệu. Thời gian biên soạn bộ tài liệu sẽ diễn ra từ tháng 9 đến 11/2013./.
Anh Dũng (TTXVN)