Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư Nhà nước, đến ngày 26/8, các bộ, ngành và địa phương đã ngừng khởi công mới, cắt giảm, giãn tiến độ và điều chuyển hơn 9.450 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và xổ số kiến thiết, tăng trên 1.100 tỷ đồng so với báo cáo hồi tháng Năm năm nay.
Số vốn cắt giảm từ gần 2.540 dự án được điều chuyển, bố trí tập trung hơn cho các công trình hoàn thành, các công trình chuyển tiếp cần đẩy nhanh tiến độ. Đặc biệt là các dự án quan trọng và cấp bách như phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; các dự án quốc phòng, an ninh. Nhờ vậy, tổng số dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, xố số kiến thiết hoàn thành trong năm nay đã tăng thêm hơn 1.050 dự án.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến thời điểm này, tức là đã quá thời hạn cho phép hơn 2 tháng nhưng vẫn còn một số bộ, ngành và địa phương chưa kiên quyết cắt giảm, điều chuyển và ngừng khởi công mới các dự án không đúng đối tượng. Trong khi đó, một số bộ, ngành, địa phương đề nghị không cắt giảm đối với các dự án đã khởi công hoặc đã làm xong thủ tục đấu thầu trước ngày 24/2 năm nay.
Các dự án không thuộc đối tượng khởi công mới nhưng trong thời gian qua, Kho bạc ở một số nơi đã cho giải ngân; các dự án quy mô nhỏ, có khả năng hoàn thành trong năm nay ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn sử dụng thêm các nguồn vốn xã hội hóa; các dự án này chủ yếu sử dụng nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương. Báo cáo của một số địa phương cũng cho thấy nhiều dự án đã huy động các nguồn vốn đóng góp của dân cư từ đầu năm, nếu không triển khai sẽ phải hoàn trả các khoản đóng góp này.
Để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, hạn chế cung tiền ra thị trường, ngoài danh mục các dự án được Chính phủ cho phép khởi công mới trong năm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thu hồi hơn 337 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho các dự án chưa đủ thủ tục, khởi công mới không đúng đối tượng của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để bổ sung nguồn thanh toán vốn ứng trước kế hoạch năm nay của Chương trình Biển Đông-Hải đảo thuộc Bộ Quốc phòng.
Đối với gần 640 dự án của 55 địa phương bố trí gần 1.740 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các dự án khởi công mới không đúng đối tượng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị địa phương nào còn nợ các khoản ứng trước của Ngân sách Trung ương chưa có nguồn để thanh toán sẽ sử dụng số vốn này để thu hồi các khoản ứng trước của ngân sách Trung ương cho địa phương đó, qua đó giảm bớt gánh nặng nợ của ngân sách Trung ương.
Địa phương nào không có các khoản nợ ứng trước của ngân sách Trung ương cho phép chuyển số vốn cắt giảm trên về dự phòng ngân sách địa phương để bổ sung cho các dự án cấp bách được quy định tại Nghị quyết 11 và Nghị quyết 83 của Chính phủ./.
Số vốn cắt giảm từ gần 2.540 dự án được điều chuyển, bố trí tập trung hơn cho các công trình hoàn thành, các công trình chuyển tiếp cần đẩy nhanh tiến độ. Đặc biệt là các dự án quan trọng và cấp bách như phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; các dự án quốc phòng, an ninh. Nhờ vậy, tổng số dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, xố số kiến thiết hoàn thành trong năm nay đã tăng thêm hơn 1.050 dự án.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến thời điểm này, tức là đã quá thời hạn cho phép hơn 2 tháng nhưng vẫn còn một số bộ, ngành và địa phương chưa kiên quyết cắt giảm, điều chuyển và ngừng khởi công mới các dự án không đúng đối tượng. Trong khi đó, một số bộ, ngành, địa phương đề nghị không cắt giảm đối với các dự án đã khởi công hoặc đã làm xong thủ tục đấu thầu trước ngày 24/2 năm nay.
Các dự án không thuộc đối tượng khởi công mới nhưng trong thời gian qua, Kho bạc ở một số nơi đã cho giải ngân; các dự án quy mô nhỏ, có khả năng hoàn thành trong năm nay ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn sử dụng thêm các nguồn vốn xã hội hóa; các dự án này chủ yếu sử dụng nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương. Báo cáo của một số địa phương cũng cho thấy nhiều dự án đã huy động các nguồn vốn đóng góp của dân cư từ đầu năm, nếu không triển khai sẽ phải hoàn trả các khoản đóng góp này.
Để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, hạn chế cung tiền ra thị trường, ngoài danh mục các dự án được Chính phủ cho phép khởi công mới trong năm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thu hồi hơn 337 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho các dự án chưa đủ thủ tục, khởi công mới không đúng đối tượng của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để bổ sung nguồn thanh toán vốn ứng trước kế hoạch năm nay của Chương trình Biển Đông-Hải đảo thuộc Bộ Quốc phòng.
Đối với gần 640 dự án của 55 địa phương bố trí gần 1.740 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các dự án khởi công mới không đúng đối tượng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị địa phương nào còn nợ các khoản ứng trước của Ngân sách Trung ương chưa có nguồn để thanh toán sẽ sử dụng số vốn này để thu hồi các khoản ứng trước của ngân sách Trung ương cho địa phương đó, qua đó giảm bớt gánh nặng nợ của ngân sách Trung ương.
Địa phương nào không có các khoản nợ ứng trước của ngân sách Trung ương cho phép chuyển số vốn cắt giảm trên về dự phòng ngân sách địa phương để bổ sung cho các dự án cấp bách được quy định tại Nghị quyết 11 và Nghị quyết 83 của Chính phủ./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)