Ngày 13/6, hàng chục nghìn người ở Hy Lạp đã tham gia cuộc tổng đình công kéo dài 24 giờ trên toàn quốc phản đối quyết định mới đây của Chính phủ đột ngột đóng cửa Đài phát thanh và truyền hình quốc gia ERT.
Cuộc đình công do các nghiệp đoàn lớn kêu gọi để bày tỏ sự ủng hộ đối với các nhân viên ERT.
Theo ước tính của cảnh sát, khoảng 15.000 người đã đổ xuống các đường phố ở thủ đô Athens và thành phố lớn thứ hai Thessaloniki. Họ tụ tập bên ngoài các trụ sở của ERT ở cả 2 thành phố này, kêu gọi Thủ tướng Antonis Samaras thay đổi quyết định nói trên. Hoạt động giao thông đường bộ đã ngừng trệ do tác động từ cuộc đình công.
Bất chấp quyết định của Chính phủ, ERT vẫn phát các chương trình do một số trang mạng sản xuất, đồng thời chỉ trích Chính phủ coi nhân viên cơ quan này như "những kẻ tham ô."
Trong cuộc họp báo cách đây 2 ngày, người phát ngôn Chính phủ Simos Kedikoglou thông báo ERT là trường hợp điển hình về sự thiếu minh bạch, chi tiêu hoang phí, đồng thời khẳng định tình trạng này phải chấm dứt.
Phản ứng trước thái độ bất tuân thủ của nhân viên ERT, Bộ Tài chính Hy Lạp đã gửi công văn tới các nhà điều phối đài này, khẳng định bất kỳ chương trình nào mang tín hiệu từ ERT "đều là trái phép" và có thể "bị trừng phạt theo pháp luật."
Trước đó, ngày 11/6, Chính phủ Hy Lạp thông báo đóng cửa ERT do không đạt thỏa thuận với các nhân viên về kế hoạch tái cơ cấu cơ quan truyền thông lớn nhất nước này, ảnh hưởng tới 2.700 nhân viên làm việc cho ERT.
[Hy Lạp đóng cửa đài phát thanh-truyền hình nhà nước]
Giới truyền thông Hy Lạp thừa nhận ERT đã rơi vào tình trạng quản lý kém và không nhạy bén chính trị trong một thời gian dài, song cảnh báo Chính phủ của ông Samaras chịu một phần trách nhiệm về vấn đề này, trong đó có các quyết định bổ nhiệm và sa thải gây tranh cãi.
Truyền thông Hy Lạp cũng bày tỏ lo ngại quyết định đóng cửa ERT có thể gây chia rẽ trong liên minh cầm quyền gồm các đảng theo đường lối xã hội và cánh tả.
Nhật báo Kathimerini kêu gọi Chính phủ sớm tìm ra giải pháp cho vấn đề này, nếu không sẽ phải đối mặt với các cuộc bầu cử mới.
Chủ tịch đảng Xã hội Evangelos Venizelos xác nhận ERT "thực sự có vấn đề," song khẳng định Hy Lạp cần sự ổn định chứ không phải bầu cử. Các đối tác nhỏ hơn trong liên minh cầm quyền coi quyết định đóng cửa ERT là "không thể chấp nhận được."
Về phần mình, Thủ tướng Samaras khẳng định việc đóng cửa ERT nhằm "loại bỏ một thể chế không minh bạch và lãng phí." Ông dự định có cuộc tham vấn với các đối tác trong liên minh cầm quyền về vấn đề này trong ngày 17/6 tới.
Cơ quan chức năng đã trình văn bản pháp lý mở đường cho việc thành lập đài phát thanh và truyền hình mới mang tên Đài Phát thanh, Internet và Truyền hình Hy Lạp mới (NERIT) thay thế ERT đã hoạt động từ 60 năm nay. Cơ quan mới sẽ hoạt động với biên chế chỉ bằng một nửa số nhân viên hiện nay của ERT.
Một người phát ngôn Chính phủ cho biết kế hoạch đóng cửa ERT không liên quan thỏa thuận cứu trợ vỡ nợ giữa Athens với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo đó, Hy Lạp phải giảm biên chế nhà nước tới 4.000 người trong năm nay và 11.000 người nữa trong năm tới./.
Cuộc đình công do các nghiệp đoàn lớn kêu gọi để bày tỏ sự ủng hộ đối với các nhân viên ERT.
Theo ước tính của cảnh sát, khoảng 15.000 người đã đổ xuống các đường phố ở thủ đô Athens và thành phố lớn thứ hai Thessaloniki. Họ tụ tập bên ngoài các trụ sở của ERT ở cả 2 thành phố này, kêu gọi Thủ tướng Antonis Samaras thay đổi quyết định nói trên. Hoạt động giao thông đường bộ đã ngừng trệ do tác động từ cuộc đình công.
Bất chấp quyết định của Chính phủ, ERT vẫn phát các chương trình do một số trang mạng sản xuất, đồng thời chỉ trích Chính phủ coi nhân viên cơ quan này như "những kẻ tham ô."
Trong cuộc họp báo cách đây 2 ngày, người phát ngôn Chính phủ Simos Kedikoglou thông báo ERT là trường hợp điển hình về sự thiếu minh bạch, chi tiêu hoang phí, đồng thời khẳng định tình trạng này phải chấm dứt.
Phản ứng trước thái độ bất tuân thủ của nhân viên ERT, Bộ Tài chính Hy Lạp đã gửi công văn tới các nhà điều phối đài này, khẳng định bất kỳ chương trình nào mang tín hiệu từ ERT "đều là trái phép" và có thể "bị trừng phạt theo pháp luật."
Trước đó, ngày 11/6, Chính phủ Hy Lạp thông báo đóng cửa ERT do không đạt thỏa thuận với các nhân viên về kế hoạch tái cơ cấu cơ quan truyền thông lớn nhất nước này, ảnh hưởng tới 2.700 nhân viên làm việc cho ERT.
[Hy Lạp đóng cửa đài phát thanh-truyền hình nhà nước]
Giới truyền thông Hy Lạp thừa nhận ERT đã rơi vào tình trạng quản lý kém và không nhạy bén chính trị trong một thời gian dài, song cảnh báo Chính phủ của ông Samaras chịu một phần trách nhiệm về vấn đề này, trong đó có các quyết định bổ nhiệm và sa thải gây tranh cãi.
Truyền thông Hy Lạp cũng bày tỏ lo ngại quyết định đóng cửa ERT có thể gây chia rẽ trong liên minh cầm quyền gồm các đảng theo đường lối xã hội và cánh tả.
Nhật báo Kathimerini kêu gọi Chính phủ sớm tìm ra giải pháp cho vấn đề này, nếu không sẽ phải đối mặt với các cuộc bầu cử mới.
Chủ tịch đảng Xã hội Evangelos Venizelos xác nhận ERT "thực sự có vấn đề," song khẳng định Hy Lạp cần sự ổn định chứ không phải bầu cử. Các đối tác nhỏ hơn trong liên minh cầm quyền coi quyết định đóng cửa ERT là "không thể chấp nhận được."
Về phần mình, Thủ tướng Samaras khẳng định việc đóng cửa ERT nhằm "loại bỏ một thể chế không minh bạch và lãng phí." Ông dự định có cuộc tham vấn với các đối tác trong liên minh cầm quyền về vấn đề này trong ngày 17/6 tới.
Cơ quan chức năng đã trình văn bản pháp lý mở đường cho việc thành lập đài phát thanh và truyền hình mới mang tên Đài Phát thanh, Internet và Truyền hình Hy Lạp mới (NERIT) thay thế ERT đã hoạt động từ 60 năm nay. Cơ quan mới sẽ hoạt động với biên chế chỉ bằng một nửa số nhân viên hiện nay của ERT.
Một người phát ngôn Chính phủ cho biết kế hoạch đóng cửa ERT không liên quan thỏa thuận cứu trợ vỡ nợ giữa Athens với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo đó, Hy Lạp phải giảm biên chế nhà nước tới 4.000 người trong năm nay và 11.000 người nữa trong năm tới./.
(TTXVN)