Công nhân Công ty sản xuất đồng lớn nhất thế giới Codelco của Chile đã đình công trong vòng 24 giờ từ ngày 11/7, phản đối kế hoạch hiện đại hóa với xu thế tư nhân hóa tập đoàn này.
Đây là cuộc đình công đầu tiên của công ty này trong vòng 18 năm qua, làm gián đoạn công việc khai thác và sản xuất đồng tại các mỏ Radomiro Tomic, Gabriela Mistral, Chuquicamata, El Salvador, Ventanas, El Teniente và Andina.
Tập đoàn Codelco thuộc sở hữu nhà nước cung cấp hơn 10% sản phẩm đồng trên thế giới.
Ông Raimundo Espinoza, Chủ tịch Liên đoàn công nhân đồng (FTC) đại diện cho 15.000 công nhân biên chế của Công ty Codelco cho biết liên đoàn đã nhận được thông tin về kế hoạch tái cơ cấu Codelco theo mô hình tư nhân hóa và cho rằng cuộc đình công của công nhân mỏ là một "hành động cảnh báo."
Codelco có 20.000 công nhân biên chế, 75% trong số họ là thành viên công đoàn. Công ty cũng có khoảng 20.000 công nhân hợp đồng. Kế hoạch cải cách ngành công nghiệp đồng của chính phủ mà hiện đã được thực hiện dự kiến cắt giảm khoảng 2.600 nhân viên biên chế của Codelco, trong khi những công nhân đang làm ở đây được trả lương 4.000 USD/tháng, cao gấp 4 lần so với mức lương trung bình 1.000 USD của công nhân các ngành khác.
Trong khi công nhân Codelco cho rằng mức lương này là cần thiết bởi làm việc trong ngành khai mỏ rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của họ, một số nhà phân tích lại cho rằng mức lương cao như vậy đang trở thành gánh nặng đối với công ty quốc doạnh có tuổi đời hơn 40 năm này.
Theo số liệu của Codelco, cuộc đình công trên đã cản trở "ra lò" khoảng 4.900 tấn đồng và làm thất thu hơn 40 triệu USD. Chile là nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, cung ứng cho thị trường thế giới 5,6 triệu tấn đồng mỗi năm, trong đó có 1,7 triệu tấn được khai thác từ nhà sản xuất Codelco. Năm 2010, công ty này đã mang lại cho Chile 5,7 tỷ USD./.
Đây là cuộc đình công đầu tiên của công ty này trong vòng 18 năm qua, làm gián đoạn công việc khai thác và sản xuất đồng tại các mỏ Radomiro Tomic, Gabriela Mistral, Chuquicamata, El Salvador, Ventanas, El Teniente và Andina.
Tập đoàn Codelco thuộc sở hữu nhà nước cung cấp hơn 10% sản phẩm đồng trên thế giới.
Ông Raimundo Espinoza, Chủ tịch Liên đoàn công nhân đồng (FTC) đại diện cho 15.000 công nhân biên chế của Công ty Codelco cho biết liên đoàn đã nhận được thông tin về kế hoạch tái cơ cấu Codelco theo mô hình tư nhân hóa và cho rằng cuộc đình công của công nhân mỏ là một "hành động cảnh báo."
Codelco có 20.000 công nhân biên chế, 75% trong số họ là thành viên công đoàn. Công ty cũng có khoảng 20.000 công nhân hợp đồng. Kế hoạch cải cách ngành công nghiệp đồng của chính phủ mà hiện đã được thực hiện dự kiến cắt giảm khoảng 2.600 nhân viên biên chế của Codelco, trong khi những công nhân đang làm ở đây được trả lương 4.000 USD/tháng, cao gấp 4 lần so với mức lương trung bình 1.000 USD của công nhân các ngành khác.
Trong khi công nhân Codelco cho rằng mức lương này là cần thiết bởi làm việc trong ngành khai mỏ rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của họ, một số nhà phân tích lại cho rằng mức lương cao như vậy đang trở thành gánh nặng đối với công ty quốc doạnh có tuổi đời hơn 40 năm này.
Theo số liệu của Codelco, cuộc đình công trên đã cản trở "ra lò" khoảng 4.900 tấn đồng và làm thất thu hơn 40 triệu USD. Chile là nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, cung ứng cho thị trường thế giới 5,6 triệu tấn đồng mỗi năm, trong đó có 1,7 triệu tấn được khai thác từ nhà sản xuất Codelco. Năm 2010, công ty này đã mang lại cho Chile 5,7 tỷ USD./.
(TTXVN/Vietnam+)