Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thép đặc biệt Shengli Việt Nam tại khu công nghiệp Cầu Nghìn, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) bị kiến nghị gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn làm ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của người dân trong khu vực.
Ngày 9/9, ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình cho biết vào tháng 5 vừa qua, đoàn thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình đã lập biên bản và đề nghị xử phạt doanh nghiệp này 250 triệu đồng.
Thanh tra cũng yêu cầu doanh nghiệp phải khắc phục ngay các tồn tại, vi phạm về bảo vệ môi trường, hoàn thành trước ngày 1/7/2010.
Đến hạn nêu trên, vào các ngày 29/6 và 7/7/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ, Ủy ban Nhân dân thị trấn An Bài tổ chức giám sát thực hiện khắc phục tồn tại về vi phạm bảo vệ môi trường của công ty này.
Kết quả cho thấy công ty đã dừng sản xuất nhà máy luyện phôi thép từ ngày 21/6 đến ngày 1/7 để lắp đặt bơm cao áp, thiết bị phun sương trước hai ống khói hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ hai lò luyện phôi thép, đồng thời che chắn một số ô làm thoáng trên mái và xung quanh.
Công ty cũng đã xây dựng tường bao xưởng luyện phôi thép; lắp đặt thiết bị hóa lỏng oxy để giảm tiếng ồn phát sinh và thu gom, phân loại; có kho lưu giữ chất thải nguy hại riêng để chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý...
Tuy nhiên, những tồn tại, vi phạm chủ yếu và là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm lại chưa được công ty khắc phục như khí thải, bụi phát sinh tại phân xưởng luyện phôi thép chưa chụp hút triệt để vẫn còn phát tán ra môi trường xung quanh. Thiết bị phun sương dập bụi trong hệ thống xử lý bụi lò luyện phôi thép không đúng với báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Mặc dù, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường lượng nước sử dụng, quá trình xử lý nước thải sản xuất (phun sương dập bụi) tại hệ thống xử lý khí để tái sử dụng là 280m3/giờ nhưng hiện tại công ty vẫn chưa chứng minh được.
Ngoài ra, tại hai khu vực phân xưởng luyện phôi thép và khu vực sản xuất oxy, mặc dù công ty đã thuê tư vấn lấy mẫu quan trắc phân tích bụi, khí thải, tiếng ồn, nước thải nhưng không đúng quy định, quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cũng theo ông Tuấn, nếu quá thời hạn đến ngày 30/9/2010, Công ty Thép Shengli không thực hiện đầy đủ những nội dung Đoàn thanh tra đã yêu cầu hoặc phát sinh những vi phạm mới thì Đoàn sẽ kiến nghị cấp thẩm quyền ra quyết định xử lý dừng hoạt động sản xuất của nhà máy, đồng thời không cấp phép nhập khẩu thép phế liệu cho doanh nghiệp này nữa.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn thép đặc biệt Shengli Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn FDI có tổng mức đầu tư 53 triệu USD và đi vào hoạt động từ tháng 7/2009. Đây là một trong những dự án công nghiệp trọng điểm của tỉnh, có công suất thiết kế 600.000 tấn phôi thép/năm.
Nhưng từ khi đi vào hoạt động sản xuất, công ty đã không thực hiện đúng công tác bảo vệ môi trường và để khói bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của hàng nghìn hộ dân trong khu vực./.
Ngày 9/9, ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình cho biết vào tháng 5 vừa qua, đoàn thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình đã lập biên bản và đề nghị xử phạt doanh nghiệp này 250 triệu đồng.
Thanh tra cũng yêu cầu doanh nghiệp phải khắc phục ngay các tồn tại, vi phạm về bảo vệ môi trường, hoàn thành trước ngày 1/7/2010.
Đến hạn nêu trên, vào các ngày 29/6 và 7/7/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ, Ủy ban Nhân dân thị trấn An Bài tổ chức giám sát thực hiện khắc phục tồn tại về vi phạm bảo vệ môi trường của công ty này.
Kết quả cho thấy công ty đã dừng sản xuất nhà máy luyện phôi thép từ ngày 21/6 đến ngày 1/7 để lắp đặt bơm cao áp, thiết bị phun sương trước hai ống khói hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ hai lò luyện phôi thép, đồng thời che chắn một số ô làm thoáng trên mái và xung quanh.
Công ty cũng đã xây dựng tường bao xưởng luyện phôi thép; lắp đặt thiết bị hóa lỏng oxy để giảm tiếng ồn phát sinh và thu gom, phân loại; có kho lưu giữ chất thải nguy hại riêng để chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý...
Tuy nhiên, những tồn tại, vi phạm chủ yếu và là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm lại chưa được công ty khắc phục như khí thải, bụi phát sinh tại phân xưởng luyện phôi thép chưa chụp hút triệt để vẫn còn phát tán ra môi trường xung quanh. Thiết bị phun sương dập bụi trong hệ thống xử lý bụi lò luyện phôi thép không đúng với báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Mặc dù, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường lượng nước sử dụng, quá trình xử lý nước thải sản xuất (phun sương dập bụi) tại hệ thống xử lý khí để tái sử dụng là 280m3/giờ nhưng hiện tại công ty vẫn chưa chứng minh được.
Ngoài ra, tại hai khu vực phân xưởng luyện phôi thép và khu vực sản xuất oxy, mặc dù công ty đã thuê tư vấn lấy mẫu quan trắc phân tích bụi, khí thải, tiếng ồn, nước thải nhưng không đúng quy định, quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cũng theo ông Tuấn, nếu quá thời hạn đến ngày 30/9/2010, Công ty Thép Shengli không thực hiện đầy đủ những nội dung Đoàn thanh tra đã yêu cầu hoặc phát sinh những vi phạm mới thì Đoàn sẽ kiến nghị cấp thẩm quyền ra quyết định xử lý dừng hoạt động sản xuất của nhà máy, đồng thời không cấp phép nhập khẩu thép phế liệu cho doanh nghiệp này nữa.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn thép đặc biệt Shengli Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn FDI có tổng mức đầu tư 53 triệu USD và đi vào hoạt động từ tháng 7/2009. Đây là một trong những dự án công nghiệp trọng điểm của tỉnh, có công suất thiết kế 600.000 tấn phôi thép/năm.
Nhưng từ khi đi vào hoạt động sản xuất, công ty đã không thực hiện đúng công tác bảo vệ môi trường và để khói bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của hàng nghìn hộ dân trong khu vực./.
Thanh Phú (TTXVN/Vietnam+)