Ngày 11/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Tổng kết điều tra thống kê toàn quốc hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet, nghe-nhìn năm 2010.
Đây là lần đầu tiên Bộ này tiến hành một cuộc điều tra bài bản, được tiến hành tới từng hộ dân nhằm đưa ra số liệu chính xác để phục vụ việc phát triển của ngành. Song, một số kết quả cho thấy, tỷ lệ chênh lệnh giữa thành thị và nông thôn còn quá lớn.
Theo báo cáo tổng kết cuộc điều tra, cơ sở hạ tầng viễn thông trong thời gian qua đã được chú trọng đầu tư, phát triển. Có khá nhiều tỉnh đạt 100% về truyền dẫn cáp quang, cáp đồng, tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng đến cấp xã.
Tuy băng thông rộng đã về đến tuyến xã, song tỷ lệ hộ gia đình nối mạng Internet khiến nhiều người không khỏi chạnh buồn. Cả nước có trên 1,6 triệu hộ gia đình nối mạng Internet, đạt 8,2% (trong khi trung bình cả nước có 12,6% hộ có máy tính cá nhân).
Thậm chí, theo thống kê ở nhiều tỉnh, con số gia đình nối mạng Internet chỉ đạt 2-4%. Đặc biệt, việc phân bổ nối mạng Internet quá không đồng đều. Nếu như ở khu vực thành thị, tỷ lệ hộ gia đình nối mạng Internet chiếm khoảng 22% thì ở khu vực nông thôn tỷ lệ này chỉ đạt 2,6%.
Thêm vào đó, cả nước có khoảng 12,5 triệu người trong hộ gia đình thường xuyên sử dụng Internet, đạt 14,6%. Tuy nhiên, ở thành thị có 33% số người người sử dụng Internet thường xuyên, còn ở nông thôn, con số này là vô cùng khiêm tốn với 7,2%.
Đây quả thật là một sự chênh lệch về khoảng cách quá lớn, và nhiều người nghèo ở nông thôn đã không thể tiếp cận với nguồn tri thức phong phú từ Internet. Cho dù thời gian qua, nhiều đơn vị đã thực hiện các dịch vụ viễn thông công ích như thành lập các Điểm Internet thanh niên, đưa Internet về thôn bản…
Ở “hạng mục” điều tra về tỷ lệ hộ gia đình có máy thu hình (Tivi), con số đưa ra cũng khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Tuy bình quân cả nước có 90,4% hộ gia đình có Tivi, song cũng có những nơi, gần 40% hộ gia đình đã không sắm nổi cho mình một chiếc Tivi như Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang…
Điều này cũng có nghĩa với việc, cho dù nhiều đơn vị truyền hình có cố gắng đến mấy, hoặc, có phổ cập truyền hình thì một bộ phận không nhỏ Việt Nam cũng không thể tiếp cận với nó.
Thị trường truyền hình Việt Nam vài năm nay cũng chứng kiến những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của các đơn vị. Mới đây, ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) từng nói đơn vị này “không loại trừ đối tượng khách hàng nào, có chăng chỉ là những khách hàng không có máy thu hình và những khách hàng không thích AVG." Và, có lẽ ông Vũ sẽ thấy buồn khi thống kê cho thấy nhiều người dân còn chưa có tivi.
Về tỷ lệ người trong hộ gia đình sử dụng điện thoại di động, Bình Dương vươn lên dẫn đầu với 57%, Thành phố Hồ Chí Minh 54% và Đà Nẵng 47%...
Trong khi tỷ lệ hộ gia đình có máy thu thanh phân bố không đồng đều, cao nhất là Tiền Giang với 24% và thấp nhất là Kon Tum, Quảng Trị, Hà Giang... với 3%. Về mật độ thuê bao cố định, Hà Nội dẫn đầu với 32,3% và thấp nhất là An Giang với 8,4%.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Bắc Son cho biết, đây là một cuộc điều tra lớn và toàn diện nhất mà ngành này thực hiện. Các số liệu thu thập được sẽ phục vụ cho việc xây dựng dự án, đề án lớn về công nghệ thông tin trong giai đoạn 2011-2015 và đến 2020.
Các tỉnh căn cứ vào kết quả này cũng sẽ biết hiện trạng của mình để có kế hoạch phát triển, nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn.
Bên cạnh đó, cuộc điều tra cũng giúp hình thành cơ sở dữ liệu thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống từ trung ương đến cấp xã, góp phần xây dựng và vận hành hệ thống chính phủ điện tử…
Các chuyên gia cho rằng, để trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin, các cơ quan hữu quan sẽ cần nhìn thẳng vào những “con số biết nói” trong bản điều tra để có những quyết sách hợp lý trong việc rút ngắn khoảng cách số giữa nông thôn, thành thị./.
Đây là lần đầu tiên Bộ này tiến hành một cuộc điều tra bài bản, được tiến hành tới từng hộ dân nhằm đưa ra số liệu chính xác để phục vụ việc phát triển của ngành. Song, một số kết quả cho thấy, tỷ lệ chênh lệnh giữa thành thị và nông thôn còn quá lớn.
Theo báo cáo tổng kết cuộc điều tra, cơ sở hạ tầng viễn thông trong thời gian qua đã được chú trọng đầu tư, phát triển. Có khá nhiều tỉnh đạt 100% về truyền dẫn cáp quang, cáp đồng, tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng đến cấp xã.
Tuy băng thông rộng đã về đến tuyến xã, song tỷ lệ hộ gia đình nối mạng Internet khiến nhiều người không khỏi chạnh buồn. Cả nước có trên 1,6 triệu hộ gia đình nối mạng Internet, đạt 8,2% (trong khi trung bình cả nước có 12,6% hộ có máy tính cá nhân).
Thậm chí, theo thống kê ở nhiều tỉnh, con số gia đình nối mạng Internet chỉ đạt 2-4%. Đặc biệt, việc phân bổ nối mạng Internet quá không đồng đều. Nếu như ở khu vực thành thị, tỷ lệ hộ gia đình nối mạng Internet chiếm khoảng 22% thì ở khu vực nông thôn tỷ lệ này chỉ đạt 2,6%.
Thêm vào đó, cả nước có khoảng 12,5 triệu người trong hộ gia đình thường xuyên sử dụng Internet, đạt 14,6%. Tuy nhiên, ở thành thị có 33% số người người sử dụng Internet thường xuyên, còn ở nông thôn, con số này là vô cùng khiêm tốn với 7,2%.
Đây quả thật là một sự chênh lệch về khoảng cách quá lớn, và nhiều người nghèo ở nông thôn đã không thể tiếp cận với nguồn tri thức phong phú từ Internet. Cho dù thời gian qua, nhiều đơn vị đã thực hiện các dịch vụ viễn thông công ích như thành lập các Điểm Internet thanh niên, đưa Internet về thôn bản…
Ở “hạng mục” điều tra về tỷ lệ hộ gia đình có máy thu hình (Tivi), con số đưa ra cũng khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Tuy bình quân cả nước có 90,4% hộ gia đình có Tivi, song cũng có những nơi, gần 40% hộ gia đình đã không sắm nổi cho mình một chiếc Tivi như Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang…
Điều này cũng có nghĩa với việc, cho dù nhiều đơn vị truyền hình có cố gắng đến mấy, hoặc, có phổ cập truyền hình thì một bộ phận không nhỏ Việt Nam cũng không thể tiếp cận với nó.
Thị trường truyền hình Việt Nam vài năm nay cũng chứng kiến những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của các đơn vị. Mới đây, ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) từng nói đơn vị này “không loại trừ đối tượng khách hàng nào, có chăng chỉ là những khách hàng không có máy thu hình và những khách hàng không thích AVG." Và, có lẽ ông Vũ sẽ thấy buồn khi thống kê cho thấy nhiều người dân còn chưa có tivi.
Về tỷ lệ người trong hộ gia đình sử dụng điện thoại di động, Bình Dương vươn lên dẫn đầu với 57%, Thành phố Hồ Chí Minh 54% và Đà Nẵng 47%...
Trong khi tỷ lệ hộ gia đình có máy thu thanh phân bố không đồng đều, cao nhất là Tiền Giang với 24% và thấp nhất là Kon Tum, Quảng Trị, Hà Giang... với 3%. Về mật độ thuê bao cố định, Hà Nội dẫn đầu với 32,3% và thấp nhất là An Giang với 8,4%.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Bắc Son cho biết, đây là một cuộc điều tra lớn và toàn diện nhất mà ngành này thực hiện. Các số liệu thu thập được sẽ phục vụ cho việc xây dựng dự án, đề án lớn về công nghệ thông tin trong giai đoạn 2011-2015 và đến 2020.
Các tỉnh căn cứ vào kết quả này cũng sẽ biết hiện trạng của mình để có kế hoạch phát triển, nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn.
Bên cạnh đó, cuộc điều tra cũng giúp hình thành cơ sở dữ liệu thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống từ trung ương đến cấp xã, góp phần xây dựng và vận hành hệ thống chính phủ điện tử…
Các chuyên gia cho rằng, để trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin, các cơ quan hữu quan sẽ cần nhìn thẳng vào những “con số biết nói” trong bản điều tra để có những quyết sách hợp lý trong việc rút ngắn khoảng cách số giữa nông thôn, thành thị./.
Được tiến hành từ 1/6/2010, cuộc điều tra do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì đã tiến hành tới tổng số 11.111 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 15.434 trường Tiểu học, 10.421 trường Trung học cơ sở, 2.309 trường Trung học phổ thông và 7.901 điểm bưu điện văn hóa xã đang hoạt động.
Điều tra thống kế cũng đã tới tận 132.932 thôn, tổ dân phố với 20.104.583 hộ gia đình, 14 doanh nghiệp viễn thông, internet và 67 đài phát thanh truyền hình trên cả nước.
|
Trung Hiền (Vietnam+)