Liên quan đến vụ án Trần Ngọc Sương và đồng phạm bị xét xử về tội “lập quỹ trái phép,” chiều 8/6, Tòa án Nhân dân Tối cao đã có thông tin chính thức về vụ việc này.
Theo Quyết định tại phiên tòa giám đốc thẩm ngày 27/5/2010, Tòa Hình sự-Tòa án Nhân dân Tối cao quyết định hủy bản án hình sự phúc thẩm ngày 19/11/2009 của Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ và bản án hình sự sơ thẩm ngày 15/8/2009 của Tòa án Nhân dân huyện Cờ Đỏ để điều tra lại; chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.
Năm bị cáo được đưa ra xét xử trong vụ án này gồm Trần Ngọc Sương, 61 tuổi, trú tại nhà số 17 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; khi phạm tội là Giám đốc Nông trường Sông Hậu; Trương Hồng Nhung, 56 tuổi, trú tại ấp 2, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, khi phạm tội là Phó Giám đốc Nông trường Sông Hậu; Đặng Thế Quốc Hưng, 45 tuổi, trú tại khu vực Thới Hòa B, phường Long Hưng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, khi phạm tội là kế toán trưởng Nông trường Sông Hậu; Nguyễn Văn Sơn, 49 tuổi, trú tại 279 ấp 1, khi phạm tội là Thủ quỹ Nông trường Sông Hậu và Hoàng Thị Bình, 53 tuổi, khi phạm tội là Kế toán Nông trường Sông Hậu cùng trú tại ấp 1 xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Nguyên đơn dân sự trong vụ án này là Nông trường Sông Hậu.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Tòa án Nhân dân Tối cao kết luận trong khoảng thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2007, Trần Ngọc Sương, Trương Hồng Nhung, Đặng Thế Quốc Hưng, Nguyễn Văn Sơn, Hoàng Thị Bình đã có hành vi duy trì một số lượng quỹ tiền mặt từ các khoản thu khác nhau, để ngoài sổ sách kế toán, không báo cáo tài chính theo quy định...; chi tiêu, sử dụng trái nguyên tắc nhiều lần số tiền này.
Hành vi của các bị cáo có dấu hiệu của tội “lập quỹ trái phép” quy định tại Điều 166, Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có một số sai lầm, thiếu sót trong việc xác định số tiền dùng để lập quỹ trái phép, xác định thiệt hại của vụ án, xác định trách nhiệm bồi thường và các vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Quyết định giám đốc thẩm nêu rõ tại phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát viên đã tách các hành vi của Trần Ngọc Sương đối với khoản tiền 850 triệu đồng trong số tiền Sương bị truy tố về tội “Lập quỹ trái phép” và hơn 301 triệu đồng là số tiền Sương sử dụng trong quỹ trái phép với mục đích trả tiền mua đất cho cá nhân để điều tra về tội “tham ô tài sản” và được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận đề nghị này.
Tòa án Nhân dân Tối cao nhận định việc tách các hành vi nêu trên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng vì theo quy định tại Điều 171, Bộ luật tố tụng hình sự, việc tách các hành vi phạm tội chỉ được thực hiện trong giai đoạn điều tra.
Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện vi phạm nêu trên để khắc phục là thiếu sót.
Mặt khác, nếu coi việc tách các hành vi nêu trên là rút một phần quyết định truy tố thì theo quy định tại Điều 195 và Điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự, tại phiên tòa, kiểm sát viên có thể rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.
Nhưng trên thực tế, sau khi tách các hành vi trên, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cờ Đỏ vẫn khởi tố Trần Ngọc Sương về tội “tham ô tài sản” (là tội nặng hơn so với tội “lập quỹ trái phép”) đối với các hành vi đã tách.
Như vậy, một hành vi vi phạm của Trần Ngọc Sương đã bị khởi tố 2 lần là không đúng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Ngoài ra, Tòa án cấp giám đốc thẩm cũng kết luận việc tòa án cấp sơ thẩm buộc chị Trần Ngọc Nhanh, chị Quách Quỳnh Tương và anh Đặng Quang Khang phải trả số tiền còn nợ cho Nông trường Sông Hậu và Nông trường Sông Hậu phải trả số tiền nợ cho chị Trần Ngọc Nhanh và chị Trần Minh Trang là không đúng thẩm quyền của tòa án khi xét xử vụ án hình sự bởi đây là các giao dịch dân sự, không liên quan đến vụ án hình sự.
Đối với trường hợp của bị cáo Hoàng Thị Bình, Tòa án cấp phúc thẩm không xác định bị cáo thuộc trường hợp “xét thấy cần thiết” quy định tại Điều 241, Bộ luật tố tụng hình sự và nhận định các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực thi hành, nhưng lại quyết định xử phạt tiếp Hoàng Thị Bình 1 năm, 6 tháng tù về tội “lập quỹ trái phép,” cho hưởng án treo, thời gian thử thách 3 năm là không đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm./.
Theo Quyết định tại phiên tòa giám đốc thẩm ngày 27/5/2010, Tòa Hình sự-Tòa án Nhân dân Tối cao quyết định hủy bản án hình sự phúc thẩm ngày 19/11/2009 của Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ và bản án hình sự sơ thẩm ngày 15/8/2009 của Tòa án Nhân dân huyện Cờ Đỏ để điều tra lại; chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.
Năm bị cáo được đưa ra xét xử trong vụ án này gồm Trần Ngọc Sương, 61 tuổi, trú tại nhà số 17 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; khi phạm tội là Giám đốc Nông trường Sông Hậu; Trương Hồng Nhung, 56 tuổi, trú tại ấp 2, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, khi phạm tội là Phó Giám đốc Nông trường Sông Hậu; Đặng Thế Quốc Hưng, 45 tuổi, trú tại khu vực Thới Hòa B, phường Long Hưng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, khi phạm tội là kế toán trưởng Nông trường Sông Hậu; Nguyễn Văn Sơn, 49 tuổi, trú tại 279 ấp 1, khi phạm tội là Thủ quỹ Nông trường Sông Hậu và Hoàng Thị Bình, 53 tuổi, khi phạm tội là Kế toán Nông trường Sông Hậu cùng trú tại ấp 1 xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Nguyên đơn dân sự trong vụ án này là Nông trường Sông Hậu.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Tòa án Nhân dân Tối cao kết luận trong khoảng thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2007, Trần Ngọc Sương, Trương Hồng Nhung, Đặng Thế Quốc Hưng, Nguyễn Văn Sơn, Hoàng Thị Bình đã có hành vi duy trì một số lượng quỹ tiền mặt từ các khoản thu khác nhau, để ngoài sổ sách kế toán, không báo cáo tài chính theo quy định...; chi tiêu, sử dụng trái nguyên tắc nhiều lần số tiền này.
Hành vi của các bị cáo có dấu hiệu của tội “lập quỹ trái phép” quy định tại Điều 166, Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có một số sai lầm, thiếu sót trong việc xác định số tiền dùng để lập quỹ trái phép, xác định thiệt hại của vụ án, xác định trách nhiệm bồi thường và các vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Quyết định giám đốc thẩm nêu rõ tại phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát viên đã tách các hành vi của Trần Ngọc Sương đối với khoản tiền 850 triệu đồng trong số tiền Sương bị truy tố về tội “Lập quỹ trái phép” và hơn 301 triệu đồng là số tiền Sương sử dụng trong quỹ trái phép với mục đích trả tiền mua đất cho cá nhân để điều tra về tội “tham ô tài sản” và được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận đề nghị này.
Tòa án Nhân dân Tối cao nhận định việc tách các hành vi nêu trên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng vì theo quy định tại Điều 171, Bộ luật tố tụng hình sự, việc tách các hành vi phạm tội chỉ được thực hiện trong giai đoạn điều tra.
Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện vi phạm nêu trên để khắc phục là thiếu sót.
Mặt khác, nếu coi việc tách các hành vi nêu trên là rút một phần quyết định truy tố thì theo quy định tại Điều 195 và Điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự, tại phiên tòa, kiểm sát viên có thể rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.
Nhưng trên thực tế, sau khi tách các hành vi trên, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cờ Đỏ vẫn khởi tố Trần Ngọc Sương về tội “tham ô tài sản” (là tội nặng hơn so với tội “lập quỹ trái phép”) đối với các hành vi đã tách.
Như vậy, một hành vi vi phạm của Trần Ngọc Sương đã bị khởi tố 2 lần là không đúng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Ngoài ra, Tòa án cấp giám đốc thẩm cũng kết luận việc tòa án cấp sơ thẩm buộc chị Trần Ngọc Nhanh, chị Quách Quỳnh Tương và anh Đặng Quang Khang phải trả số tiền còn nợ cho Nông trường Sông Hậu và Nông trường Sông Hậu phải trả số tiền nợ cho chị Trần Ngọc Nhanh và chị Trần Minh Trang là không đúng thẩm quyền của tòa án khi xét xử vụ án hình sự bởi đây là các giao dịch dân sự, không liên quan đến vụ án hình sự.
Đối với trường hợp của bị cáo Hoàng Thị Bình, Tòa án cấp phúc thẩm không xác định bị cáo thuộc trường hợp “xét thấy cần thiết” quy định tại Điều 241, Bộ luật tố tụng hình sự và nhận định các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực thi hành, nhưng lại quyết định xử phạt tiếp Hoàng Thị Bình 1 năm, 6 tháng tù về tội “lập quỹ trái phép,” cho hưởng án treo, thời gian thử thách 3 năm là không đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)