Sau khi đưa ra hai kế hoạch giải cứu tổng cộng 270 tỷ euro, cộng đồng quốc tế - đứng đầu là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hiện vẫn do dự rót thêm tiền cho Athens.
Điều này đang làm dấy lên đồn đoán về nguy cơ Hy Lạp không thể chống đỡ được những khoản nợ công khổng lồ đang đè nặng lên đất nước này.
Ngoài việc triển khai các kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” đầy khắc khổ, từ nay đến năm 2015, Chính phủ Hy Lạp còn phải tìm "bạn hàng" để bán đi ít nhất một khối lượng tài sản trị giá 50 tỷ euro của đất nước. Đó là nhiệm vụ bất khả thi trong khi khả năng trợ giúp của các thành viên khác chỉ có hạn, vì nợ công của nước nào trong khối cũng đều ở mức nghiêm trọng.
Theo một số nguồn tin, các nhà lãnh đạo thế giới đang thảo luận kế hoạch cho phép Hy Lạp được vỡ nợ theo một số kịch bản. Mặc dù các kịch bản vỡ nợ của Hy Lạp chưa được tiết lộ song người ta đã tính đến hệ lụy của nó.
Từ bỏ đồng euro
Hy Lạp ra khỏi Eurozone và dùng lại đồng nội tệ drachma. Với giải pháp này, đồng euro đỡ được gánh nặng và Hy Lạp sẽ có nhiều tự do để xoay sở với đồng tiền riêng của mình. Nhưng giải pháp này gặp một số trở ngại về mặt pháp lý vì theo Hiệp ước Lisbon không có chuyện trục xuất các nước thành viên ra khỏi Eurozone.
[Đa số dân Hy Lạp muốn tiếp tục sử dụng đồng euro]
Ngoài ra, các hợp đồng kinh tế, thương mại, ngân hàng với khu vực Eurozone đều ký kết bằng đồng euro. Nếu Hy Lạp phải hoàn nợ với đồng nội tệ bị phá giá thì nền kinh tế nước này sẽ không chịu đựng nổi.
EU phải tổ chức lại cả một hệ thống kỹ thuật như máy điện tử, máy phân phối tự động tiền bạc, hệ thống trang bị tiên tiến trong các ngân hàng - những chi phí này rất tốn kém. Hy Lạp phải quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng, trong khi các ngân hàng, các hãng bảo hiểm tại Hy Lạp phần lớn là những chi nhánh của các ngân hàng, bảo hiểm lớn của Pháp và Đức.
Việc thu hồi tài sản của một thành viên Eurozone vỡ nợ và vô trách nhiệm, không chỉ là một khả năng về mặt kỹ thuật mà là sự cần thiết về mặt kinh tế nếu đồng tiền chung euro muốn tồn tại. Hy vọng lớn nhất hiện nay là EU kiểm soát được cuộc vỡ nợ.
Chặng cuối của Eurozone
Kịch bản tồi tệ nhất là một Hy Lạp hỗn loạn và đổ vỡ sẽ kéo theo Ireland, Bồ Đào Nha, Italy và Tây Ban Nha. Đó sẽ là một trận “đại hồng thủy” về kinh tế và không ai dám đoán trước hậu quả về chính trị.
Một khi Hy Lạp bị đẩy tới bờ vực thẳm, nguy cơ vỡ nợ nhà nước và ngân hàng hàng loạt ở EU là không thể tránh khỏi. Nó cũng gần đồng nghĩa với khả năng tất yếu Eurozone sẽ tan rã.
Trong bối cảnh hiện nay hầu hết các nền kinh tế Eurozone đều đối mặt với trì trệ và giảm phát. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) sẽ không thể kiểm soát lãi suất trái phiếu, hậu quả là các nước sẽ buộc phải đi vay với lãi suất cao không bền vững và vỡ nợ. Tiếp đến, nó sẽ kìm hãm hệ thống ngân hàng của họ và các chính phủ không thể huy động vốn cần thiết để giải cứu.
Bị kẹt giữa vòng luẩn quẩn của giảm phát, không thể đáp ứng lãi suất và điều kiện vay vốn và buộc phải thực hiện các biện pháp tài khóa kìm hãm tăng trưởng cũng như các biện pháp khắc khổ khác theo yêu cầu của ECB và EFSF, các thành viên này sẽ không còn nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị để tiếp tục là thành viên của Eurozone.
Một khi Tây Ban Nha hoặc Italy rời Eurozone, xu hướng tan rã của khu vực này là không thể ngăn chặn. Các nhà đầu tư sẽ không chấp nhận Pháp thuộc phần “lõi” của Eurozone nữa một khi nước này có nền tài chính công yếu và nợ nước ngoài lớn. Đầu tư vào một nước như vậy sẽ đối mặt với nguy cơ đồng tiền mất giá thực nghiệm trọng và sự đổ vỡ của nền kinh tế. Các nhà đầu tư tin rằng giảm lương và cắt giảm ngân sách sẽ không thể bền vững dưới góc độ chính trị. Tóm lại, Pháp sẽ rơi vào tình cảnh của Italy và Tây Ban Nha hiện nay.
Ngân hàng vạ lây
Các ngân hàng lớn của Pháp có nguy cơ bị vỡ nợ vạ lây lớn nhất bởi cuộc khủng hoảng Hy Lạp và giới đầu tư chứng khoán tháo chạy, bất chấp nỗ lực bơm vốn của các ngân hàng trung ương. Ước tính các ngân hàng Pháp có khoảng 60 tỷ euro bị "kẹt" trong các khoản nợ công lên tới 350 tỷ euro của Hy Lạp.
Thực tế cho thấy BNP Paribas đang nắm giữ 3,5 tỷ euro nợ công của Hy Lạp và BNP có thể mất trắng số tiền đó, nếu Athens tuyên bố vỡ nợ. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay, BNP đã thu về 7,4 tỷ euro tiền lãi. Nói cách khác, cho dù có mất đứt nợ công của Hy Lạp, thiệt hại ấy cũng chỉ mới tương đương với 47% tiền lãi đó.
Tương tự, Société Générale nắm gần 1 tỷ euro nợ công Hy Lạp. Nếu có mất, số tiền đó chỉ như "muối bỏ biển" vì tiền lãi hàng năm dao động 2-8 tỷ euro. Hơn nữa 1 tỷ euro đó chỉ tương đương chưa đầy 1% vốn của Société Générale.
Riêng Crédit Agricole nắm tới 27 tỷ euro, một khoản tiền không nhỏ, nên khủng hoảng Hy Lạp ít nhiều cũng làm họ đau đầu.
Nếu nhìn vào các số liệu đó không ai tin rằng Société Générale hay BNP sẽ lao đao vì khủng hoảng Hy Lạp. Nhưng các ngân hàng này lại bị rớt hạng tín nhiệm và cổ phiếu liên tục rớt giá không phải là không có cơ sở. Một là, Société Générale cũng như Crédit Agricole có chi nhánh tại Hy Lạp, mức độ rủi ro qua đó tăng theo. Lo ngại thứ hai là, khủng hoảng Hy Lạp lan rộng sang Italy, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Christian Noyer, trấn an các thị trường tài chính vẫn còn chưa lại sức sau một tuần hoảng loạn, rằng ngay cả khi Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng Pháp vẫn đủ sức để vượt qua sóng gió, mà không bị sụp đổ dây chuyền.
Quyết tâm trụ lại Eurozone
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos đã ví cuộc khủng hoảng nợ công là cuộc chiến mà nước này phải giành chiến thắng và Athens sẽ làm mọi cách "dù phải trả giá về chính trị.
[Kinh tế khu vực Eurozone sớm rơi vào suy thoái?]
Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng công khai lên tiếng rằng Athens sẽ vẫn là một phần không thể tách rời của Eurozone. Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, để Hy Lạp vỡ nợ lúc này sẽ hủy hoại lòng tin của giới đầu tư và gây ra hiệu ứng vỡ nợ đôminô như đã từng xảy ra sau vụ ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ phá sản năm 2008.
Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp Jean Leonetti cho rằng Hy Lạp sẽ thoát được thảm họa vỡ nợ, vì kịch bản này không chỉ có lợi đối với Chính phủ và người dân Hy Lạp, mà cả Eurozone, đồng thời nhấn mạnh cái giá phải trả cho việc để Hy Lạp vỡ nợ sẽ đắt hơn nhiều so với những khoản tiền phải bỏ ra để cứu trợ Athens./.
Điều này đang làm dấy lên đồn đoán về nguy cơ Hy Lạp không thể chống đỡ được những khoản nợ công khổng lồ đang đè nặng lên đất nước này.
Ngoài việc triển khai các kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” đầy khắc khổ, từ nay đến năm 2015, Chính phủ Hy Lạp còn phải tìm "bạn hàng" để bán đi ít nhất một khối lượng tài sản trị giá 50 tỷ euro của đất nước. Đó là nhiệm vụ bất khả thi trong khi khả năng trợ giúp của các thành viên khác chỉ có hạn, vì nợ công của nước nào trong khối cũng đều ở mức nghiêm trọng.
Theo một số nguồn tin, các nhà lãnh đạo thế giới đang thảo luận kế hoạch cho phép Hy Lạp được vỡ nợ theo một số kịch bản. Mặc dù các kịch bản vỡ nợ của Hy Lạp chưa được tiết lộ song người ta đã tính đến hệ lụy của nó.
Từ bỏ đồng euro
Hy Lạp ra khỏi Eurozone và dùng lại đồng nội tệ drachma. Với giải pháp này, đồng euro đỡ được gánh nặng và Hy Lạp sẽ có nhiều tự do để xoay sở với đồng tiền riêng của mình. Nhưng giải pháp này gặp một số trở ngại về mặt pháp lý vì theo Hiệp ước Lisbon không có chuyện trục xuất các nước thành viên ra khỏi Eurozone.
[Đa số dân Hy Lạp muốn tiếp tục sử dụng đồng euro]
Ngoài ra, các hợp đồng kinh tế, thương mại, ngân hàng với khu vực Eurozone đều ký kết bằng đồng euro. Nếu Hy Lạp phải hoàn nợ với đồng nội tệ bị phá giá thì nền kinh tế nước này sẽ không chịu đựng nổi.
EU phải tổ chức lại cả một hệ thống kỹ thuật như máy điện tử, máy phân phối tự động tiền bạc, hệ thống trang bị tiên tiến trong các ngân hàng - những chi phí này rất tốn kém. Hy Lạp phải quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng, trong khi các ngân hàng, các hãng bảo hiểm tại Hy Lạp phần lớn là những chi nhánh của các ngân hàng, bảo hiểm lớn của Pháp và Đức.
Việc thu hồi tài sản của một thành viên Eurozone vỡ nợ và vô trách nhiệm, không chỉ là một khả năng về mặt kỹ thuật mà là sự cần thiết về mặt kinh tế nếu đồng tiền chung euro muốn tồn tại. Hy vọng lớn nhất hiện nay là EU kiểm soát được cuộc vỡ nợ.
Chặng cuối của Eurozone
Kịch bản tồi tệ nhất là một Hy Lạp hỗn loạn và đổ vỡ sẽ kéo theo Ireland, Bồ Đào Nha, Italy và Tây Ban Nha. Đó sẽ là một trận “đại hồng thủy” về kinh tế và không ai dám đoán trước hậu quả về chính trị.
Một khi Hy Lạp bị đẩy tới bờ vực thẳm, nguy cơ vỡ nợ nhà nước và ngân hàng hàng loạt ở EU là không thể tránh khỏi. Nó cũng gần đồng nghĩa với khả năng tất yếu Eurozone sẽ tan rã.
Trong bối cảnh hiện nay hầu hết các nền kinh tế Eurozone đều đối mặt với trì trệ và giảm phát. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) sẽ không thể kiểm soát lãi suất trái phiếu, hậu quả là các nước sẽ buộc phải đi vay với lãi suất cao không bền vững và vỡ nợ. Tiếp đến, nó sẽ kìm hãm hệ thống ngân hàng của họ và các chính phủ không thể huy động vốn cần thiết để giải cứu.
Bị kẹt giữa vòng luẩn quẩn của giảm phát, không thể đáp ứng lãi suất và điều kiện vay vốn và buộc phải thực hiện các biện pháp tài khóa kìm hãm tăng trưởng cũng như các biện pháp khắc khổ khác theo yêu cầu của ECB và EFSF, các thành viên này sẽ không còn nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị để tiếp tục là thành viên của Eurozone.
Một khi Tây Ban Nha hoặc Italy rời Eurozone, xu hướng tan rã của khu vực này là không thể ngăn chặn. Các nhà đầu tư sẽ không chấp nhận Pháp thuộc phần “lõi” của Eurozone nữa một khi nước này có nền tài chính công yếu và nợ nước ngoài lớn. Đầu tư vào một nước như vậy sẽ đối mặt với nguy cơ đồng tiền mất giá thực nghiệm trọng và sự đổ vỡ của nền kinh tế. Các nhà đầu tư tin rằng giảm lương và cắt giảm ngân sách sẽ không thể bền vững dưới góc độ chính trị. Tóm lại, Pháp sẽ rơi vào tình cảnh của Italy và Tây Ban Nha hiện nay.
Ngân hàng vạ lây
Các ngân hàng lớn của Pháp có nguy cơ bị vỡ nợ vạ lây lớn nhất bởi cuộc khủng hoảng Hy Lạp và giới đầu tư chứng khoán tháo chạy, bất chấp nỗ lực bơm vốn của các ngân hàng trung ương. Ước tính các ngân hàng Pháp có khoảng 60 tỷ euro bị "kẹt" trong các khoản nợ công lên tới 350 tỷ euro của Hy Lạp.
Thực tế cho thấy BNP Paribas đang nắm giữ 3,5 tỷ euro nợ công của Hy Lạp và BNP có thể mất trắng số tiền đó, nếu Athens tuyên bố vỡ nợ. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay, BNP đã thu về 7,4 tỷ euro tiền lãi. Nói cách khác, cho dù có mất đứt nợ công của Hy Lạp, thiệt hại ấy cũng chỉ mới tương đương với 47% tiền lãi đó.
Tương tự, Société Générale nắm gần 1 tỷ euro nợ công Hy Lạp. Nếu có mất, số tiền đó chỉ như "muối bỏ biển" vì tiền lãi hàng năm dao động 2-8 tỷ euro. Hơn nữa 1 tỷ euro đó chỉ tương đương chưa đầy 1% vốn của Société Générale.
Riêng Crédit Agricole nắm tới 27 tỷ euro, một khoản tiền không nhỏ, nên khủng hoảng Hy Lạp ít nhiều cũng làm họ đau đầu.
Nếu nhìn vào các số liệu đó không ai tin rằng Société Générale hay BNP sẽ lao đao vì khủng hoảng Hy Lạp. Nhưng các ngân hàng này lại bị rớt hạng tín nhiệm và cổ phiếu liên tục rớt giá không phải là không có cơ sở. Một là, Société Générale cũng như Crédit Agricole có chi nhánh tại Hy Lạp, mức độ rủi ro qua đó tăng theo. Lo ngại thứ hai là, khủng hoảng Hy Lạp lan rộng sang Italy, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Christian Noyer, trấn an các thị trường tài chính vẫn còn chưa lại sức sau một tuần hoảng loạn, rằng ngay cả khi Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng Pháp vẫn đủ sức để vượt qua sóng gió, mà không bị sụp đổ dây chuyền.
Quyết tâm trụ lại Eurozone
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos đã ví cuộc khủng hoảng nợ công là cuộc chiến mà nước này phải giành chiến thắng và Athens sẽ làm mọi cách "dù phải trả giá về chính trị.
[Kinh tế khu vực Eurozone sớm rơi vào suy thoái?]
Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng công khai lên tiếng rằng Athens sẽ vẫn là một phần không thể tách rời của Eurozone. Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, để Hy Lạp vỡ nợ lúc này sẽ hủy hoại lòng tin của giới đầu tư và gây ra hiệu ứng vỡ nợ đôminô như đã từng xảy ra sau vụ ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ phá sản năm 2008.
Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp Jean Leonetti cho rằng Hy Lạp sẽ thoát được thảm họa vỡ nợ, vì kịch bản này không chỉ có lợi đối với Chính phủ và người dân Hy Lạp, mà cả Eurozone, đồng thời nhấn mạnh cái giá phải trả cho việc để Hy Lạp vỡ nợ sẽ đắt hơn nhiều so với những khoản tiền phải bỏ ra để cứu trợ Athens./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)