Toyota đang phải đối mặt với vấn nạn lớn nhất trong lịch sử ra đời và phát triển của hãng: Liên tục phải tiến hành những đợt thu hồi xe lớn trên toàn cầu, với tổng số lượng lên đến gần 9 triệu chiếc, do nhiều lỗi khác nhau? Điều gì đang xảy ra với hãng xe lớn nhất thế giới này?
Toyota có sai lầm không?
Không nhiều. Ít nhất thì không phải những sai lầm của một kỹ sư, thợ máy hay người giám sát chất lượng sản phẩm. Mọi hãng chế tạo xe hơi trên thế giới, giống như Toyota, đều có những nhà sản xuất nhỏ lẻ cung cấp phụ tùng.
Có cả một “đại gia đình” tham gia chế tạo một chiếc xe hơi, với tính đồng bộ cao. Không có bất cứ một nhà sản xuất nào lại tự thiết kế, chế tạo và bán một chiếc ôtô hoàn chỉnh.
Theo thống kê, mỗi chiếc xe hơi có từ 10.000 đến 30.000 chi tiết khác nhau hợp thành. Trong khi đó, Toyota đã bán được 7,8 triệu xe các loại trong năm 2009, một năm không mấy thuận lợi cho ngành công nghiệp này trên thế giới. Điều này cho thấy họ đã làm được một khối lượng công việc khổng lồ đến thế nào.
Nhưng từ tháng 9/2009 đến nay, Toyota đã phải thu hồi gần 9 triệu xe trên toàn cầu do lỗi kẹt chân ga, gây nên thiệt hại hàng tỷ USD cho hãng này.
Người Nhật luôn nhấn mạnh rằng chiếc chân ga đó không phải do họ làm ra mà do một công ty Mỹ có tên CTS Corp sản xuất và cung cấp.
Những chiếc xe dùng chân ga do Denso, hãng chuyên sản xuất phụ tùng xe hơi Nhật Bản cung cấp, không nằm trong diện thu hồi.
Cả hai hãng sản xuất phụ tùng đều sử dụng một bản thiết kế giống nhau để làm ra nhưng chiếc chân ga.
Nên mới có chuyện ban đầu, Toyota đã xác định nguyên nhân gây kẹt ga là do thảm trải sàn “giữ” chân ga lại. Hãng đã từng thu hồi một số lượng nhỏ những chiếc xe để…thay thảm trải sàn.
Lần tìm dấu vết
Không cho rằng hãng chế tạo của mình đã mắc sai sót trong quá trình sản xuất những chiếc chân ga, Giám đốc điều hành CTS Vinod M.Khilnani cho biết các kỹ sư của Toyota luôn theo sát quá trình sản xuất ra loại phụ tùng này và không phát hiện thấy điều gì bất ổn.
Ông này còn nhấn mạnh những trục trặc tương tự đã từng được phát hiện trên những chiếc xe hơi của Toyota từ năm 2002. Trong khi đó, đến năm 2005, CTS mới trở thành nhà cung cấp phụ tùng cho hãng xe Nhật Bản.
Cùng vào năm 2002, một Trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm an toàn có trụ sở ở bang Massachusetts (Mỹ) đã phát hiện những bất ổn từ hệ thống ga trên những chiếc Toyota. Đây chính là thời điểm hãng xe Nhật Bản áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng điện tử.
Những bất ổn trên đã được Ủy ban An toàn giao thông đường bộ Hoa Kỳ ghi nhận, tiến hành điều tra và thông báo lại cho Toyota vào năm 2003. Sau đó, hãng xe Nhật Bản đã từng tiến hành 2 cuộc thu hồi xe nhỏ vào các năm 2005 và 2007.
Vậy là gần như chắc chắn những tấm thảm trải sàn không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng kẹt chân ga trên những chiếc xe hơi của Toyota.
Thêm những bằng chứng
Tháng Giêng vừa qua, Toyoa đã phải thu hồi hơn 400.000 xe Prius và vài mẫu xe hybrid khác trên toàn cầu do hỏng phần mềm điều khiển khiến hệ thống phanh trên nhiều xe bị vô hiệu hóa. Thậm chí, cả những chiếc Lexus sang trọng và đắt tiền cũng mắc lỗi này.
Những chiếc xe này cũng được áp dụng quy trình kiểm soát điện tử khi sản xuất.
Trước khi bị thu hồi, Toyota đã từng rất tự hào về mẫu xe xanh bán rất chạy này và là biểu tượng cho sự phát triển của nhà sản xuất Nhật Bản. Hãng đã dự định sẽ bán được hàng triệu xe Prius trên toàn thế giới trong thời gian tới.
Theo một thống kê tại Mỹ từ năm 1999 đến nay, đã có 2.262 vụ đâm xe các loại. Toyota đứng đầu trong danh sách với 819 vụ đâm, làm chết 26 người.
Những đại lý của Toyota tại Mỹ đang rất bận rộn trong thời gian này. Khách hàng ùn ùn đưa xe đến để được thay chân ga. Buồn thay, danh tiếng của hãng xe lớn nhất thế giới lại đang có nguy cơ giảm dần theo tỷ lệ nghịch với số lượng xe bị thu hồi.
Liệu đã đến lúc Toyota cần xem xét lại hệ thống kiểm soát chất lượng TPS (Toyota Production System) từng là niềm tự hào của nhà sản xuất xe hơi đất nước Mặt trời mọc./.
Toyota có sai lầm không?
Không nhiều. Ít nhất thì không phải những sai lầm của một kỹ sư, thợ máy hay người giám sát chất lượng sản phẩm. Mọi hãng chế tạo xe hơi trên thế giới, giống như Toyota, đều có những nhà sản xuất nhỏ lẻ cung cấp phụ tùng.
Có cả một “đại gia đình” tham gia chế tạo một chiếc xe hơi, với tính đồng bộ cao. Không có bất cứ một nhà sản xuất nào lại tự thiết kế, chế tạo và bán một chiếc ôtô hoàn chỉnh.
Theo thống kê, mỗi chiếc xe hơi có từ 10.000 đến 30.000 chi tiết khác nhau hợp thành. Trong khi đó, Toyota đã bán được 7,8 triệu xe các loại trong năm 2009, một năm không mấy thuận lợi cho ngành công nghiệp này trên thế giới. Điều này cho thấy họ đã làm được một khối lượng công việc khổng lồ đến thế nào.
Nhưng từ tháng 9/2009 đến nay, Toyota đã phải thu hồi gần 9 triệu xe trên toàn cầu do lỗi kẹt chân ga, gây nên thiệt hại hàng tỷ USD cho hãng này.
Người Nhật luôn nhấn mạnh rằng chiếc chân ga đó không phải do họ làm ra mà do một công ty Mỹ có tên CTS Corp sản xuất và cung cấp.
Những chiếc xe dùng chân ga do Denso, hãng chuyên sản xuất phụ tùng xe hơi Nhật Bản cung cấp, không nằm trong diện thu hồi.
Cả hai hãng sản xuất phụ tùng đều sử dụng một bản thiết kế giống nhau để làm ra nhưng chiếc chân ga.
Nên mới có chuyện ban đầu, Toyota đã xác định nguyên nhân gây kẹt ga là do thảm trải sàn “giữ” chân ga lại. Hãng đã từng thu hồi một số lượng nhỏ những chiếc xe để…thay thảm trải sàn.
Lần tìm dấu vết
Không cho rằng hãng chế tạo của mình đã mắc sai sót trong quá trình sản xuất những chiếc chân ga, Giám đốc điều hành CTS Vinod M.Khilnani cho biết các kỹ sư của Toyota luôn theo sát quá trình sản xuất ra loại phụ tùng này và không phát hiện thấy điều gì bất ổn.
Ông này còn nhấn mạnh những trục trặc tương tự đã từng được phát hiện trên những chiếc xe hơi của Toyota từ năm 2002. Trong khi đó, đến năm 2005, CTS mới trở thành nhà cung cấp phụ tùng cho hãng xe Nhật Bản.
Cùng vào năm 2002, một Trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm an toàn có trụ sở ở bang Massachusetts (Mỹ) đã phát hiện những bất ổn từ hệ thống ga trên những chiếc Toyota. Đây chính là thời điểm hãng xe Nhật Bản áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng điện tử.
Những bất ổn trên đã được Ủy ban An toàn giao thông đường bộ Hoa Kỳ ghi nhận, tiến hành điều tra và thông báo lại cho Toyota vào năm 2003. Sau đó, hãng xe Nhật Bản đã từng tiến hành 2 cuộc thu hồi xe nhỏ vào các năm 2005 và 2007.
Vậy là gần như chắc chắn những tấm thảm trải sàn không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng kẹt chân ga trên những chiếc xe hơi của Toyota.
Thêm những bằng chứng
Tháng Giêng vừa qua, Toyoa đã phải thu hồi hơn 400.000 xe Prius và vài mẫu xe hybrid khác trên toàn cầu do hỏng phần mềm điều khiển khiến hệ thống phanh trên nhiều xe bị vô hiệu hóa. Thậm chí, cả những chiếc Lexus sang trọng và đắt tiền cũng mắc lỗi này.
Những chiếc xe này cũng được áp dụng quy trình kiểm soát điện tử khi sản xuất.
Trước khi bị thu hồi, Toyota đã từng rất tự hào về mẫu xe xanh bán rất chạy này và là biểu tượng cho sự phát triển của nhà sản xuất Nhật Bản. Hãng đã dự định sẽ bán được hàng triệu xe Prius trên toàn thế giới trong thời gian tới.
Theo một thống kê tại Mỹ từ năm 1999 đến nay, đã có 2.262 vụ đâm xe các loại. Toyota đứng đầu trong danh sách với 819 vụ đâm, làm chết 26 người.
Những đại lý của Toyota tại Mỹ đang rất bận rộn trong thời gian này. Khách hàng ùn ùn đưa xe đến để được thay chân ga. Buồn thay, danh tiếng của hãng xe lớn nhất thế giới lại đang có nguy cơ giảm dần theo tỷ lệ nghịch với số lượng xe bị thu hồi.
Liệu đã đến lúc Toyota cần xem xét lại hệ thống kiểm soát chất lượng TPS (Toyota Production System) từng là niềm tự hào của nhà sản xuất xe hơi đất nước Mặt trời mọc./.
Tùng Lâm (Vietnam+)