Những năm trước đây, khi ở vùng U Minh Thượng thuộc các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng có chủ trương chuyển một số diện tích đất trồng lúa không hiệu quả sang nuôi tôm sú thì đi đâu, làm gì cũng nghe người dân bàn tán chuyện nuôi tôm làm giàu.
Còn bây giờ, người dân vùng này lại đang bàn tán rất sôi nổi chuyện có người mua tắc kè với giá cao ngất ngưởng, từ vài triệu rồi đồn thổi lên gần 200 triệu đồng/con. Nghe “bùi tai," nhiều người dân đã bỏ công ăn việc làm chuyển sang làm “lái" tắc kè, và hậu quả thật bi thương.
Tắc kè bỗng dưng có giá
Gần một tháng nay, người dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, nhất là ở vùng U Minh Thượng bàn tán xôn xao quanh chuyện con tắc kè. Có người đang hành nghề lái tôm, cua, cá, bán tạp hóa, thậm chí có cả một số cán bộ, giáo viên... cũng tham gia vào cuộc làm "thương lái" tắc kè. Bởi vì một số đối tượng tung tin quá hấp dẫn: chẳng hạn, tắc kè cân nặng từ 0,35kg thì mua với giá từ 5-15 triệu đồng; 0,4kg là 40-50 triệu đồng, còn nửa kg trở lên thì mua từ 100-200 triệu đồng/con.
Loại tắc kè này trong vùng nhà ai cũng có một vài con nên rất dễ tìm mua. Cứ thế, người này truyền miệng người kia; người khác thì điện thoại cho người nọ. Trong quán ăn, nước giải khát, ngoài đồng ruộng, thậm chí gặp nhau ngoài đường cũng í ới gọi để hỏi. Kiếm tiền dễ quá!
Chúng tôi bắt chuyện gạ bán tắc kè với một số người đang ngồi trong quán nước ven Quốc lộ 63 thuộc địa bàn xã Đông Thái, huyện An Biên. Khi được hỏi trả giá bao nhiêu thì một người trong số này ra giá năm triệu đồng.
Không đợi tôi có đồng ý hay không, người khác lại ra giá 10 triệu đồng. Cứ thế, dùng dằng một lúc con tắc kè đã có giá 25 triệu đồng. Khi được yêu cầu đặt tiền cọc năm triệu đồng để làm lộ phí đi bắt con tắc kè, thì mọi người đều nói... chưa có tiền!
Tương tự như vậy, tại địa bàn huyện An Minh, xuôi về Vĩnh Thuận, qua U Minh Thượng, đến đâu cũng nghe bàn tán chuyện con tắc kè, nhưng khi nhắc đến đặt tiền cọc thì họ nói để điện thoại người này, người nọ gặp “chủ mua tắc kè” mới có tiền, hơn nữa “ông chủ” này nói phải gặp con tắc kè thì mới chịu mua. Thế nhưng, khi chúng tôi hỏi ông chủ là ai thì người bảo từ tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, kẻ nói Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Có người còn quả quyết là ở... nước ngoài!
Khi chúng tôi vờ là người chủ thu mua tắc kè thì nhiều người vây quanh đòi nhận tiền cọc để đi mua, vì ở vùng này nhiều vô số. Chúng tôi nói khi nào thấy tắc kè thì mua luôn chứ không đặt cọc thì được bảo cứ ngồi một chút là đem tới, thế nhưng cứ lần lượt “một đi không hề trở lại."
Hậu quả "tiền mất, tật mang"
Những ngày tháng 12 này, vùng U Minh Thượng đang vào giai đoạn “ngoài đồng vàng mơ, trong nhà mờ mắt" - ý nói lúa đang trổ vàng ngoài đồng thì cũng là lúc nông dân đang trong thời kỳ hết lúa gạo trong nhà. Khó khăn là vậy, nhưng nhiều người lại cả tin đên mức đi vay mượn tiền hòng muốn “đổi đời” từ nghề làm thương lái tắc kè.
Nằm co ro trên chiếc giường, anh L.V.T (ngụ ấp Bờ Xáng, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận) đến giờ vẫn không hiểu sao mình lại tin lời mấy người bạn nhậu đến vậy để ôm nợ.
Anh T. cho biết, khi đi đám cưới nghe nhiều người nói con tắc kè có giá tứ 10 triệu đồng trở lên, nếu mua được sẽ mua lại và cho hoa hồng thêm. Nghe lời bạn, anh về nhà hỏi vay 10 triệu đồng để rong ruổi tìm mua. Con tắc kè 0,35kg trở lên thì không có, nhưng cũng tìm được hai con, mỗi con khoảng 200g, với giá năm triệu đồng, hai con nhỏ hơn nữa là hai triệu đồng.
Mua được tắc kè, anh T. liền điện thoại “báo tin mừng” cho bạn, nhưng người bạn này nói để điện cho người kia, người kia thì cũng nói là chỉ nghe người bạn nữa nói. Cứ thế, lòng vòng gần 20 người mà không ai đứng ra là người... cuối cùng.
Đem bốn con tắc kè về nhà, anh T. lại nhận được điện thoại của một người bạn khác bảo lên An Giang sẽ có người ở “nước ngoài” về mua. Nghe lời, anh T. lên An Giang mấy ngày tìm mối bán cũng chỉ nhận được câu trả lời để... điện thoại cho “ông chủ." Lòng vòng mấy ngày hết tiền, anh T. đành đem về, lúc này bốn con tắc kè ốm tong teo đành phải đem thả.
Trường hợp của anh N. (ngụ ấp Đập Đá, xã Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận), còn bi đát hơn. Đang hành nghề mua cua để bán lại, mỗi ngày cũng có lãi vài trăm ngàn, nhưng khi nghe “lái tắc kè” lãi gấp nhiều lần nên chuyển sang dù nhiều người trong gia đình can ngăn. Anh đã vung số tiền để mua cua hàng ngày hơn 10 triệu đồng với mong muốn làm giàu nhanh.
Chị Ng. (vợ anh N) buồn rầu: “Còn chưa đầy một tháng nữa là đến ngày sinh con đầu lòng rồi, chồng tôi đi đến nay đã hơn 20 ngày mà không thấy về. Tôi có điện thoại hỏi thì chồng tôi nói là đã hết tiền với 'thương vụ' tắc kè rồi nên không dám về nhà và khi nào đi làm có tiền thì về, rồi tắt máy đến nay luôn."
Anh C. (giáo viên,ngụ xã Thạnh Yên A, huyện U Minh Thượng) thì than phiền: “Nghe lời mấy người bạn đồn nên mấy ngày nay tốn mấy trăm ngàn đồng để điện thoại hỏi thăm ai có tắt kè để mua. Bây giờ tôi mới hiểu, làm gì có tắt kè to bằng cườm tay người lớn để mà bán."
Trung tá Nguyễn Việt Mỹ, Phó Trưởng Công an huyện Vĩnh Thuận, cho biết: “Mấy ngày nay, chúng tôi nghe nhiều người bàn tán việc mua bán tắc kè. Có người là cán bộ, công chức nhà nước, thậm chí có người vào tận các cơ quan của huyện để tìm tắc kè. Sau khi tìm hiểu, thì đây chỉ là thông tin đồn nhảm chứ kỳ thực việc ai đó mua một con tắc kè với giá vài chục triệu đến vài trăm triệu là hoàn toàn không có cơ sở."
"Một người dân cho biết là nghe nói con tắc kè lớn như vậy sẽ chữa được 'bá bệnh' và nghe nói họ mua để xuất ra nước ngoài," trung tá Nguyễn Việt Mỹ kể lại. "Chúng tôi mong rằng người dân nên cảnh giác, để tránh để lại hậu quả 'tiền mất, tật mang' nghe theo lời đồn thổi bậy bạ."
Câu chuyện “tắc kè có giá trăm triệu" đến nay không chỉ dừng lại ở địa bàn vùng U Minh Thượng mà lan ra cả tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long./.
Còn bây giờ, người dân vùng này lại đang bàn tán rất sôi nổi chuyện có người mua tắc kè với giá cao ngất ngưởng, từ vài triệu rồi đồn thổi lên gần 200 triệu đồng/con. Nghe “bùi tai," nhiều người dân đã bỏ công ăn việc làm chuyển sang làm “lái" tắc kè, và hậu quả thật bi thương.
Tắc kè bỗng dưng có giá
Gần một tháng nay, người dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, nhất là ở vùng U Minh Thượng bàn tán xôn xao quanh chuyện con tắc kè. Có người đang hành nghề lái tôm, cua, cá, bán tạp hóa, thậm chí có cả một số cán bộ, giáo viên... cũng tham gia vào cuộc làm "thương lái" tắc kè. Bởi vì một số đối tượng tung tin quá hấp dẫn: chẳng hạn, tắc kè cân nặng từ 0,35kg thì mua với giá từ 5-15 triệu đồng; 0,4kg là 40-50 triệu đồng, còn nửa kg trở lên thì mua từ 100-200 triệu đồng/con.
Loại tắc kè này trong vùng nhà ai cũng có một vài con nên rất dễ tìm mua. Cứ thế, người này truyền miệng người kia; người khác thì điện thoại cho người nọ. Trong quán ăn, nước giải khát, ngoài đồng ruộng, thậm chí gặp nhau ngoài đường cũng í ới gọi để hỏi. Kiếm tiền dễ quá!
Chúng tôi bắt chuyện gạ bán tắc kè với một số người đang ngồi trong quán nước ven Quốc lộ 63 thuộc địa bàn xã Đông Thái, huyện An Biên. Khi được hỏi trả giá bao nhiêu thì một người trong số này ra giá năm triệu đồng.
Không đợi tôi có đồng ý hay không, người khác lại ra giá 10 triệu đồng. Cứ thế, dùng dằng một lúc con tắc kè đã có giá 25 triệu đồng. Khi được yêu cầu đặt tiền cọc năm triệu đồng để làm lộ phí đi bắt con tắc kè, thì mọi người đều nói... chưa có tiền!
Tương tự như vậy, tại địa bàn huyện An Minh, xuôi về Vĩnh Thuận, qua U Minh Thượng, đến đâu cũng nghe bàn tán chuyện con tắc kè, nhưng khi nhắc đến đặt tiền cọc thì họ nói để điện thoại người này, người nọ gặp “chủ mua tắc kè” mới có tiền, hơn nữa “ông chủ” này nói phải gặp con tắc kè thì mới chịu mua. Thế nhưng, khi chúng tôi hỏi ông chủ là ai thì người bảo từ tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, kẻ nói Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Có người còn quả quyết là ở... nước ngoài!
Khi chúng tôi vờ là người chủ thu mua tắc kè thì nhiều người vây quanh đòi nhận tiền cọc để đi mua, vì ở vùng này nhiều vô số. Chúng tôi nói khi nào thấy tắc kè thì mua luôn chứ không đặt cọc thì được bảo cứ ngồi một chút là đem tới, thế nhưng cứ lần lượt “một đi không hề trở lại."
Hậu quả "tiền mất, tật mang"
Những ngày tháng 12 này, vùng U Minh Thượng đang vào giai đoạn “ngoài đồng vàng mơ, trong nhà mờ mắt" - ý nói lúa đang trổ vàng ngoài đồng thì cũng là lúc nông dân đang trong thời kỳ hết lúa gạo trong nhà. Khó khăn là vậy, nhưng nhiều người lại cả tin đên mức đi vay mượn tiền hòng muốn “đổi đời” từ nghề làm thương lái tắc kè.
Nằm co ro trên chiếc giường, anh L.V.T (ngụ ấp Bờ Xáng, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận) đến giờ vẫn không hiểu sao mình lại tin lời mấy người bạn nhậu đến vậy để ôm nợ.
Anh T. cho biết, khi đi đám cưới nghe nhiều người nói con tắc kè có giá tứ 10 triệu đồng trở lên, nếu mua được sẽ mua lại và cho hoa hồng thêm. Nghe lời bạn, anh về nhà hỏi vay 10 triệu đồng để rong ruổi tìm mua. Con tắc kè 0,35kg trở lên thì không có, nhưng cũng tìm được hai con, mỗi con khoảng 200g, với giá năm triệu đồng, hai con nhỏ hơn nữa là hai triệu đồng.
Mua được tắc kè, anh T. liền điện thoại “báo tin mừng” cho bạn, nhưng người bạn này nói để điện cho người kia, người kia thì cũng nói là chỉ nghe người bạn nữa nói. Cứ thế, lòng vòng gần 20 người mà không ai đứng ra là người... cuối cùng.
Đem bốn con tắc kè về nhà, anh T. lại nhận được điện thoại của một người bạn khác bảo lên An Giang sẽ có người ở “nước ngoài” về mua. Nghe lời, anh T. lên An Giang mấy ngày tìm mối bán cũng chỉ nhận được câu trả lời để... điện thoại cho “ông chủ." Lòng vòng mấy ngày hết tiền, anh T. đành đem về, lúc này bốn con tắc kè ốm tong teo đành phải đem thả.
Trường hợp của anh N. (ngụ ấp Đập Đá, xã Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận), còn bi đát hơn. Đang hành nghề mua cua để bán lại, mỗi ngày cũng có lãi vài trăm ngàn, nhưng khi nghe “lái tắc kè” lãi gấp nhiều lần nên chuyển sang dù nhiều người trong gia đình can ngăn. Anh đã vung số tiền để mua cua hàng ngày hơn 10 triệu đồng với mong muốn làm giàu nhanh.
Chị Ng. (vợ anh N) buồn rầu: “Còn chưa đầy một tháng nữa là đến ngày sinh con đầu lòng rồi, chồng tôi đi đến nay đã hơn 20 ngày mà không thấy về. Tôi có điện thoại hỏi thì chồng tôi nói là đã hết tiền với 'thương vụ' tắc kè rồi nên không dám về nhà và khi nào đi làm có tiền thì về, rồi tắt máy đến nay luôn."
Anh C. (giáo viên,ngụ xã Thạnh Yên A, huyện U Minh Thượng) thì than phiền: “Nghe lời mấy người bạn đồn nên mấy ngày nay tốn mấy trăm ngàn đồng để điện thoại hỏi thăm ai có tắt kè để mua. Bây giờ tôi mới hiểu, làm gì có tắt kè to bằng cườm tay người lớn để mà bán."
Trung tá Nguyễn Việt Mỹ, Phó Trưởng Công an huyện Vĩnh Thuận, cho biết: “Mấy ngày nay, chúng tôi nghe nhiều người bàn tán việc mua bán tắc kè. Có người là cán bộ, công chức nhà nước, thậm chí có người vào tận các cơ quan của huyện để tìm tắc kè. Sau khi tìm hiểu, thì đây chỉ là thông tin đồn nhảm chứ kỳ thực việc ai đó mua một con tắc kè với giá vài chục triệu đến vài trăm triệu là hoàn toàn không có cơ sở."
"Một người dân cho biết là nghe nói con tắc kè lớn như vậy sẽ chữa được 'bá bệnh' và nghe nói họ mua để xuất ra nước ngoài," trung tá Nguyễn Việt Mỹ kể lại. "Chúng tôi mong rằng người dân nên cảnh giác, để tránh để lại hậu quả 'tiền mất, tật mang' nghe theo lời đồn thổi bậy bạ."
Câu chuyện “tắc kè có giá trăm triệu" đến nay không chỉ dừng lại ở địa bàn vùng U Minh Thượng mà lan ra cả tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long./.
Hoàng Vân (TTXVN/Vietnam+)