Theo ông Lê Thanh Tùng, chuyên viên Cục Trồng trọt, (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ước tính sơ bộ, khu vực phía Nam đang triển khai sản xuất gần 1,7 triệu ha lúa Đông Xuân. Tuy nhiên, về cơ cấu giống lúa xác nhận vẫn còn thiếu khoảng 30.000 tấn.
Đây là hiện tượng thiếu giống lúa cho vụ Đông Xuân diễn ra thường xuyên hàng năm, nguyên nhân chính là nông dân thích gieo 1 loại giống lúa, còn những giống lúa khác vẫn còn đó, nhưng lại không được dùng đến. Do đó, hiện tượng thiếu giống cho vụ Đông Xuân chính là hiện tượng khan hiếm giả tạo.
Khuyến khích địa phương tự điều chỉnh
Ông Tùng khẳng định, những đợt lũ vừa qua không phải là nguyên nhân chính gây thiếu lúa giống cho gieo trồng vụ Đông Xuân 2012, dù rằng những cánh đồng trồng giống lúa xác nhận cho vụ Đông Xuân bị ngập úng, lúa thu hoạch không đạt chất lượng cao, không thể sử dụng làm giống mà chỉ để làm lúa hàng hóa. Nhưng tự trong các công ty giống, những cơ sở cung cấp giống vẫn còn một khối lượng lớn các giống lúa tương đương với giống xác nhận, hoặc thấp hơn giống xác nhận (khi gieo sẽ cho hạt lúa có chất lượng thấp hơn giống xác nhận) nhưng vẫn có thể sử dụng như lúa giống để sản xuất lúa hàng hóa cho vụ Đông Xuân này.
Hiện nay, Cục Trồng trọt đã gửi báo cáo lên Chính phủ để xin sự hỗ trợ về giống cho nông dân. Nhưng cái đích cuối cùng thì Chính phủ cũng chỉ có thể hỗ trợ tiền mặt cho nông dân mua lúa giống, còn với lượng lúa giống cần thiết cho vụ đông xuân, Chính phủ không thể trực tiếp tạo ra. Lãnh đạo của Cục Trồng trọt đang khuyến khích Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh hỗ trợ nông dân điều chỉnh cơ cấu giống sao cho phù hợp, đầy đủ, tránh tình trạng thiếu giống giả tạo như hiện nay.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), chia sẻ theo khảo sát của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu gạo trong quý 1 năm 2012, giống lúa dành cho vụ đông xuân không thiếu. Ở một số nơi bị thiệt hại do lũ thì có khả năng thiếu, nhưng không phải nơi nào cũng bị thiệt hại.
Số diện tích bị thiệt hại trong vụ Thu Đông không nhiều, mặt khác số diện tích dành cho trồng lúa giống trong vụ thu đông cũng rất ít nên tính ra nông dân không hề khan hiếm giống. Mà chính các nông dân phải cơ cấu lại giống sau lũ lụt, thay vì nông dân gieo trồng bằng loại giống theo dự kiến, nhưng vì tính chất đất sau lũ còn bị ngập nước nên phải thay đổi giống cho phù hợp với thành phần đất.
Đối với các doanh nghiệp, đây không phải là vấn đề đáng lo ngại, vì các nơi có thể luân chuyển cơ cấu giống. Với vấn đề này, đứng trên phương diện doanh nghiệp thì không cần đến sự hỗ trợ của Chính phủ.
Ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp có thể thu hoạch lúa đông xuân vào cuối tháng 2, vì một số nơi gieo sớm, đây cũng là thời điểm giáp hạt. Điều lo nhất trong vụ đông xuân tới ở 2 khu vực tỉnh Kiên Giang và vùng Đồng Tháp Mười phía tỉnh Long An khuyến cáo nông dân xuống giống theo đúng lịch thời vụ để có lúa thu hoạch vào cuối vụ, phục vụ cho xuất khẩu.
Theo như tình hình lũ hiện nay, nếu đúng theo kế hoạch thì nông dân xuống giống theo lịch thời vụ của Cục Trồng trọt, nhưng theo kinh nghiệm dân gian của nông dân thì lịch xuống giống có thể trễ hơn lịch thời vụ khoảng nửa tháng vì đợi nước rút, đất dẻ lại.
Cũng theo ông Phong, kết quả của vụ thu đông 2011 là một kết quả ngoài sự mong đợi, dù lũ cao nhưng mức thiệt hại không đáng kể, so với 600.000ha lúa thu đông thì mức thiệt hại do lũ chỉ chiếm 1,3% (8000 ha). Diện tích bị thiệt hại này không phải nằm trong quy hoạch, mà đây chính là những khoảnh lúa được nông dân gieo cấy nằm ngoài vùng đê bao an toàn.
Xuống giống còn gặp khó khăn
Để chuẩn bị cho xuống giống vụ Đông Xuân 2012, nông dân lo cày ải, phơi ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển. Ngoài tình hình cung ứng lúa giống cho vụ Đông Xuân thường thiếu hụt do khả năng sản xuất giống trong vụ Thu Đông bị hạn chế, nước lũ năm 2011 vẫn còn đang là mối lo ngại cho việc tổ chức sản xuất lúa tại một số vùng sản xuất của các tỉnh đầu nguồn bị ngập lũ, ước diện tích phải bơm tát để xuống giống lúa khoảng 400.000ha đồng thời, với một số vùng sản xuất ở hạ lưu , nếu xuống giống trễ sẽ bị xâm nhập mặn và khô hạn vào cuối vụ.
Tình hình vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp (lúa) thường biến động vào cuối năm, nhất là đầu vụ xuống giống lúa Đông Xuân.
Thời vụ xuống giống lúa Đông Xuân 2011-2012 trong toàn vùng được đề nghị gồm có 2 đợt chính, đợt 1 xuống giống 700.000ha, từ ngày 5-30/11/2011 (tức từ mùng 10/10 đến mùng 6/11 âm lịch). Đợt 2 xuống giống 600.000ha từ ngày 5-30/12/2011 (tức từ mùng 11/11 đến mùng 6/12 âm lịch).
Một số vùng xuống giống sớm trong tháng 10 hàng năm phải có kế hoạch theo dõi, bố trí xuống giống đảm bảo các yêu cầu của lịch thời vụ như Vùng Nam Long An và huyện Đức Huệ (Long An), Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành (Tiền Giang), Trà Ôn, Vũng Liêm (Vĩnh Long), Chợ Lách, Châu Thành (Bến Tre), Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành (Kiên Giang), Cái Răng, Thốt Nốt (Cần Thơ), Phụng Hiệp, Ngã Bảy, Long Mỹ (Hậu Giang), Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Ngã Năm (Sóc Trăng), Hồng Dân (Bạc Liêu).
Với những nơi xuống giống chậm sau thời vụ chính từng bước cải thiện thời vụ xuống giống lúa vào 2 đợt chính vụ gồm thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo, thị xã Gò Công (Tiền Giang), Châu Thành, Mõ Cày, Giồng Trôm (Bến Tre), Kiên Lương, Hòn Đất, thành phố Rạch Giá, Châu Thành (Kiên Giang), Cầu Kè, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành (Trà Vinh) cũng cần sắp xếp lại thời vụ tập trung.
Mỗi địa phương chuẩn bị giống cho vụ Đông Xuân tập trung vào khoảng 3-5 giống chủ lực như OM2517, OM5451, Jasmine85, OM6162, ML48, VNĐ95-20, IR50404, OM576, OM2514, OMCS2000, OM4218, OM4900 , 3-4 giống bổ sung như OM2395, OM2717, OM6976, OM2718, OM6561, VD20, ST5, OM4498, OM5199, OM5472, OM4088, OM6677, OM1490, OM3536, TNDB100, Nàng Hoa 9, nếp OM85 và 3-4 giống triển vọng mới như OM6377, OM8923, OM7347, OM5629, OMCS2009, OM5490, OM3995, OM9922, OM6916, MNR2, MTL567, B-TE1, PHB71 (lúa lai).../.
Đây là hiện tượng thiếu giống lúa cho vụ Đông Xuân diễn ra thường xuyên hàng năm, nguyên nhân chính là nông dân thích gieo 1 loại giống lúa, còn những giống lúa khác vẫn còn đó, nhưng lại không được dùng đến. Do đó, hiện tượng thiếu giống cho vụ Đông Xuân chính là hiện tượng khan hiếm giả tạo.
Khuyến khích địa phương tự điều chỉnh
Ông Tùng khẳng định, những đợt lũ vừa qua không phải là nguyên nhân chính gây thiếu lúa giống cho gieo trồng vụ Đông Xuân 2012, dù rằng những cánh đồng trồng giống lúa xác nhận cho vụ Đông Xuân bị ngập úng, lúa thu hoạch không đạt chất lượng cao, không thể sử dụng làm giống mà chỉ để làm lúa hàng hóa. Nhưng tự trong các công ty giống, những cơ sở cung cấp giống vẫn còn một khối lượng lớn các giống lúa tương đương với giống xác nhận, hoặc thấp hơn giống xác nhận (khi gieo sẽ cho hạt lúa có chất lượng thấp hơn giống xác nhận) nhưng vẫn có thể sử dụng như lúa giống để sản xuất lúa hàng hóa cho vụ Đông Xuân này.
Hiện nay, Cục Trồng trọt đã gửi báo cáo lên Chính phủ để xin sự hỗ trợ về giống cho nông dân. Nhưng cái đích cuối cùng thì Chính phủ cũng chỉ có thể hỗ trợ tiền mặt cho nông dân mua lúa giống, còn với lượng lúa giống cần thiết cho vụ đông xuân, Chính phủ không thể trực tiếp tạo ra. Lãnh đạo của Cục Trồng trọt đang khuyến khích Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh hỗ trợ nông dân điều chỉnh cơ cấu giống sao cho phù hợp, đầy đủ, tránh tình trạng thiếu giống giả tạo như hiện nay.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), chia sẻ theo khảo sát của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu gạo trong quý 1 năm 2012, giống lúa dành cho vụ đông xuân không thiếu. Ở một số nơi bị thiệt hại do lũ thì có khả năng thiếu, nhưng không phải nơi nào cũng bị thiệt hại.
Số diện tích bị thiệt hại trong vụ Thu Đông không nhiều, mặt khác số diện tích dành cho trồng lúa giống trong vụ thu đông cũng rất ít nên tính ra nông dân không hề khan hiếm giống. Mà chính các nông dân phải cơ cấu lại giống sau lũ lụt, thay vì nông dân gieo trồng bằng loại giống theo dự kiến, nhưng vì tính chất đất sau lũ còn bị ngập nước nên phải thay đổi giống cho phù hợp với thành phần đất.
Đối với các doanh nghiệp, đây không phải là vấn đề đáng lo ngại, vì các nơi có thể luân chuyển cơ cấu giống. Với vấn đề này, đứng trên phương diện doanh nghiệp thì không cần đến sự hỗ trợ của Chính phủ.
Ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp có thể thu hoạch lúa đông xuân vào cuối tháng 2, vì một số nơi gieo sớm, đây cũng là thời điểm giáp hạt. Điều lo nhất trong vụ đông xuân tới ở 2 khu vực tỉnh Kiên Giang và vùng Đồng Tháp Mười phía tỉnh Long An khuyến cáo nông dân xuống giống theo đúng lịch thời vụ để có lúa thu hoạch vào cuối vụ, phục vụ cho xuất khẩu.
Theo như tình hình lũ hiện nay, nếu đúng theo kế hoạch thì nông dân xuống giống theo lịch thời vụ của Cục Trồng trọt, nhưng theo kinh nghiệm dân gian của nông dân thì lịch xuống giống có thể trễ hơn lịch thời vụ khoảng nửa tháng vì đợi nước rút, đất dẻ lại.
Cũng theo ông Phong, kết quả của vụ thu đông 2011 là một kết quả ngoài sự mong đợi, dù lũ cao nhưng mức thiệt hại không đáng kể, so với 600.000ha lúa thu đông thì mức thiệt hại do lũ chỉ chiếm 1,3% (8000 ha). Diện tích bị thiệt hại này không phải nằm trong quy hoạch, mà đây chính là những khoảnh lúa được nông dân gieo cấy nằm ngoài vùng đê bao an toàn.
Xuống giống còn gặp khó khăn
Để chuẩn bị cho xuống giống vụ Đông Xuân 2012, nông dân lo cày ải, phơi ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển. Ngoài tình hình cung ứng lúa giống cho vụ Đông Xuân thường thiếu hụt do khả năng sản xuất giống trong vụ Thu Đông bị hạn chế, nước lũ năm 2011 vẫn còn đang là mối lo ngại cho việc tổ chức sản xuất lúa tại một số vùng sản xuất của các tỉnh đầu nguồn bị ngập lũ, ước diện tích phải bơm tát để xuống giống lúa khoảng 400.000ha đồng thời, với một số vùng sản xuất ở hạ lưu , nếu xuống giống trễ sẽ bị xâm nhập mặn và khô hạn vào cuối vụ.
Tình hình vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp (lúa) thường biến động vào cuối năm, nhất là đầu vụ xuống giống lúa Đông Xuân.
Thời vụ xuống giống lúa Đông Xuân 2011-2012 trong toàn vùng được đề nghị gồm có 2 đợt chính, đợt 1 xuống giống 700.000ha, từ ngày 5-30/11/2011 (tức từ mùng 10/10 đến mùng 6/11 âm lịch). Đợt 2 xuống giống 600.000ha từ ngày 5-30/12/2011 (tức từ mùng 11/11 đến mùng 6/12 âm lịch).
Một số vùng xuống giống sớm trong tháng 10 hàng năm phải có kế hoạch theo dõi, bố trí xuống giống đảm bảo các yêu cầu của lịch thời vụ như Vùng Nam Long An và huyện Đức Huệ (Long An), Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành (Tiền Giang), Trà Ôn, Vũng Liêm (Vĩnh Long), Chợ Lách, Châu Thành (Bến Tre), Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành (Kiên Giang), Cái Răng, Thốt Nốt (Cần Thơ), Phụng Hiệp, Ngã Bảy, Long Mỹ (Hậu Giang), Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Ngã Năm (Sóc Trăng), Hồng Dân (Bạc Liêu).
Với những nơi xuống giống chậm sau thời vụ chính từng bước cải thiện thời vụ xuống giống lúa vào 2 đợt chính vụ gồm thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo, thị xã Gò Công (Tiền Giang), Châu Thành, Mõ Cày, Giồng Trôm (Bến Tre), Kiên Lương, Hòn Đất, thành phố Rạch Giá, Châu Thành (Kiên Giang), Cầu Kè, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành (Trà Vinh) cũng cần sắp xếp lại thời vụ tập trung.
Mỗi địa phương chuẩn bị giống cho vụ Đông Xuân tập trung vào khoảng 3-5 giống chủ lực như OM2517, OM5451, Jasmine85, OM6162, ML48, VNĐ95-20, IR50404, OM576, OM2514, OMCS2000, OM4218, OM4900 , 3-4 giống bổ sung như OM2395, OM2717, OM6976, OM2718, OM6561, VD20, ST5, OM4498, OM5199, OM5472, OM4088, OM6677, OM1490, OM3536, TNDB100, Nàng Hoa 9, nếp OM85 và 3-4 giống triển vọng mới như OM6377, OM8923, OM7347, OM5629, OMCS2009, OM5490, OM3995, OM9922, OM6916, MNR2, MTL567, B-TE1, PHB71 (lúa lai).../.
Hồng Nhung (TTXVN/Vietnam+)