Nhà chức trách Australia sẽ sử dụng thức ăn dành cho mèo để gián tiếp tiêu diệt loài cóc độc agua, vốn gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường ở "xứ sở chuột túi" từ hàng chục năm qua.
Các cuộc thử nghiệm cho thấy các loại thức ăn chế biến sẵn dành cho mèo cũng là món khoái khẩu của các chú kiến ăn thịt. Loài kiến này có thói quen khi phát hiện thức ăn thường đánh dấu khu vực đó để kêu gọi các đàn kiến khác ở quanh vùng tới cùng thưởng thức.
Lợi dụng đặc điểm này, các nhà khoa học Australia đã rải thức ăn của mèo quanh các bờ đầm có cóc độc sinh sống để thu hút những loài kiến ăn thịt và chúng sẽ ăn thịt tới 70% số cóc agua non.
Cóc độc agua là một loài gây hại chính ở Australia. Được biết, những con cóc agua đầu tiên được đưa từ Hawaii đến Australia từ năm 1935 để tiêu diệt các con bọ hung gây hại cho các đồn điền mía cũng như kiểm soát các loài bọ cánh cứng bản địa có hại.
Tuy nhiên, loài cóc này đã sinh sôi nảy nở vô tội vạ và nọc độc của chúng gây hại cho con người và động vật. Việc quần thể loài động vật lưỡng cư với lớp da có độc này lan rộng đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng các loài rắn, thằn lằn và kỳ nhông bản địa.
Tháng 3/2007, một con cóc độc có kích thước bằng chú chó con đã được phát hiện ở thành phố nhiệt đới Darwin, thuộc Lãnh thổ phía Bắc của Australia. Con vật này dài 20,5cm và nặng 840gr, gấp đôi so với những con cóc bình thường cùng loài. Sự kiện này khiến các nhà môi trường học sửng sốt, bởi họ đang gắng sức ngăn chặn loài bò sát có độc này lan rộng.
Anh Paul Cowdy, thuộc tổ chức FrogWatch, người đã tóm được con cóc trên nói: "Đó thực sự là một con cóc quái vật. Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy một con cóc độc to như thế này. Đó là một con cóc đực và thông thường thì cóc cái sẽ còn to hơn nhiều.”
Sự có mặt của cóc độc là một trong những sai lầm môi trường nghiêm trọng nhất của Australia. Hiện tại, ước tính ở nước này có tới hơn 200 triệu con cóc độc và tác hại do chúng gây ra chẳng khác nào nạn "ốc bươu vàng" ở một số nơi trên thế giới.
Người ta thường dùng hóa chất và bẫy để chống cóc độc, trong khi các nhà bảo vệ động vật kêu gọi để chúng chết ít đau đớn hơn bằng cách bắt cóc độc cho vào các túi nilon, làm cho chúng đông cứng lại rồi biến thành phân bón dạng lỏng.
Năm 2006, tại Australia đã có ý kiến huy động quân đội để tiêu diệt cóc. Tuy nhiên, thông thường người dân tại các vùng trồng mía sử dụng gậy đánh golf và gậy chơi bóng chày để tiêu diệt cóc, dù biện pháp này không mấy hiệu quả./.
Các cuộc thử nghiệm cho thấy các loại thức ăn chế biến sẵn dành cho mèo cũng là món khoái khẩu của các chú kiến ăn thịt. Loài kiến này có thói quen khi phát hiện thức ăn thường đánh dấu khu vực đó để kêu gọi các đàn kiến khác ở quanh vùng tới cùng thưởng thức.
Lợi dụng đặc điểm này, các nhà khoa học Australia đã rải thức ăn của mèo quanh các bờ đầm có cóc độc sinh sống để thu hút những loài kiến ăn thịt và chúng sẽ ăn thịt tới 70% số cóc agua non.
Cóc độc agua là một loài gây hại chính ở Australia. Được biết, những con cóc agua đầu tiên được đưa từ Hawaii đến Australia từ năm 1935 để tiêu diệt các con bọ hung gây hại cho các đồn điền mía cũng như kiểm soát các loài bọ cánh cứng bản địa có hại.
Tuy nhiên, loài cóc này đã sinh sôi nảy nở vô tội vạ và nọc độc của chúng gây hại cho con người và động vật. Việc quần thể loài động vật lưỡng cư với lớp da có độc này lan rộng đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng các loài rắn, thằn lằn và kỳ nhông bản địa.
Tháng 3/2007, một con cóc độc có kích thước bằng chú chó con đã được phát hiện ở thành phố nhiệt đới Darwin, thuộc Lãnh thổ phía Bắc của Australia. Con vật này dài 20,5cm và nặng 840gr, gấp đôi so với những con cóc bình thường cùng loài. Sự kiện này khiến các nhà môi trường học sửng sốt, bởi họ đang gắng sức ngăn chặn loài bò sát có độc này lan rộng.
Anh Paul Cowdy, thuộc tổ chức FrogWatch, người đã tóm được con cóc trên nói: "Đó thực sự là một con cóc quái vật. Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy một con cóc độc to như thế này. Đó là một con cóc đực và thông thường thì cóc cái sẽ còn to hơn nhiều.”
Sự có mặt của cóc độc là một trong những sai lầm môi trường nghiêm trọng nhất của Australia. Hiện tại, ước tính ở nước này có tới hơn 200 triệu con cóc độc và tác hại do chúng gây ra chẳng khác nào nạn "ốc bươu vàng" ở một số nơi trên thế giới.
Người ta thường dùng hóa chất và bẫy để chống cóc độc, trong khi các nhà bảo vệ động vật kêu gọi để chúng chết ít đau đớn hơn bằng cách bắt cóc độc cho vào các túi nilon, làm cho chúng đông cứng lại rồi biến thành phân bón dạng lỏng.
Năm 2006, tại Australia đã có ý kiến huy động quân đội để tiêu diệt cóc. Tuy nhiên, thông thường người dân tại các vùng trồng mía sử dụng gậy đánh golf và gậy chơi bóng chày để tiêu diệt cóc, dù biện pháp này không mấy hiệu quả./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)