Họ là những chiến binh điển trai, biết nhiều ngôn ngữ, hơi liều lĩnh, yêu nước và chiến đấu rất giỏi trong khi vẫn chung tình với người yêu và gia đình. Hãy gặp những người hùng mới của điện ảnh Hàn Quốc: các điệp viên Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Trong khi bị Hollywood mô tả như những tên khủng bố không biết thương xót trong các phim như "Olympus Has Fallen", các điệp viên Triều Tiên lại đang được điện ảnh Hàn Quốc xem như những người hùng phức tạp, phải đương đầu với những khó khăn của cá nhân trong một bán đảo Triều Tiên chia làm hai nửa. Những bộ phim như thế, cách nay vài thập kỷ khó có thể tưởng tượng được sẽ xuất hiện, giờ lại được các thanh niên Hàn Quốc đón nhận. Họ thuộc về thế hệ đã không còn ký ức gì về sự kinh hoàng của cuộc Chiến tranh Triều Tiên và cũng giữ ít tư tưởng thù địch về phía quốc gia láng giềng. Về mặt kỹ thuật, cả hai bên hiện vẫn đang trong chiến tranh, bởi cuộc chiến kết thúc bằng một hiệp định đình chiến cách nay sáu thập kỷ. Căng thẳng đã dâng cao dọc theo biên giới đôi bên, dẫn tới những cuộc xung đột nhỏ lẻ. Đôi bên cũng đã cử điệp viên sang lãnh thổ đối phương, với nhiệm vụ thu thập bí mật hoặc ám sát lãnh đạo của nhau. Với các nhà làm phim Hàn Quốc, Triều Tiên là nguồn "cảm hứng hoàn hảo", cho phép họ pha trộn giữa tưởng tượng với thực tế về một quốc gia láng giềng thường xuyên đe dọa nhấn chìm Seoul trong biển lửa. "Triều Tiên là một quốc gia bí ẩn, ít người biết, với nhiều không gian để người ta có thể tưởng tượng dựa trên thực tế của nó" - nhà phê bình phim Kim Sun-Yub nói. Theo Jang Cheol-Soo, đạo diễn phim ăn khách "Secrectly, Greatly", sự ra đi của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il hồi năm 2011 đã truyền cảm hứng thêm cho các nhà làm phim. Bộ phim kể trên đã thu hút 6,9 triệu lượt người xem kể từ khi tung ra rạp hồi tháng Sáu, hiện là phim ăn khách thứ ba ở Hàn Quốc trong năm nay. "Không nhân vật nào có thể đại diện tiêu biểu cho những giai đoạn sóng gió và bất ổn hơn là một điệp viên Triều Tiên" - Jang nói với AFP. Phim của Jang là câu chuyện về một điệp viên siêu hạng đã sống ở một khu ổ chuột tại Seoul với nhiệm vụ sát hại vài nhân vật lãnh đạo. Sát thủ trẻ trong phim của Jang phải đóng vai một gã ngốc để có thể trà trộn với dân làng mà không gây nghi ngờ. Nhưng sau đó anh này bị cảm hóa bởi các hàng xóm nhân hậu của mình, trước khi các bi kịch xảy ra. Phim ăn khách thứ hai của Hàn Quốc trong năm nay là "The Berlin File", cũng là một bộ phim điện viên gay cấn với sự góp mặt của nhiều ngôi sao. Phim này đã có 7,1 triệu lượt người xem. Phim nói về một điệp viên Triều Tiên đã tìm cách đào tẩu sang Hàn Quốc cùng người vợ, một nữ phiên dịch tại một đại sứ quán. Cả hai phim đều là sự pha trộn giữa tưởng tượng với các sự kiện đời thực, như cuộc đụng độ trên biển giữa hải quân hai bên trong năm 2002 hay việc Kim Jong-Un vươn lên nắm quyền ở Triều Tiên. Cư dân Hàn Quốc hiện vẫn được kêu gọi báo cáo cho chính quyền nếu họ phát hiện ra các điệp viên để được thưởng tiền. Trẻ em ở trường học cũng được dạy cách phát hiện điện viên thông qua hành vi hoặc giọng nói của họ. Năm 2011, một điệp viên Triều Tiên đã bị bắt ở Seoul và bị khởi tố với tội âm mưu giết người, do định ám sát một nhà hoạt động chống Bình Nhưỡng bằng vũ khí tẩm thuốc độc. Di sản này đã truyền cảm hứng cho nhiều bộ phim mang chủ đề Triều Tiên ở Hàn Quốc trong hàng thập kỷ. Một trường hợp nổi tiếng là nhóm 30 lính đặc nhiệm Triều Tiên bị bắn chết tại trung tâm Hàn Quốc vào năm 1968 sau khi họ bí mật vượt biên giới để ám sát Tổng thống Hàn Quốc khi đó, ông Park Chung-Hee.
[Tiết lộ mới vụ Triều Tiên ám sát Tổng thống Hàn Quốc] Sự hòa giải xuyên biên giới đã bắt đầu vào cuối những năm 1990, dưới chính sách của các cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung và Roh Moo-Hyu. Việc này khuyến khích các nhà làm phim Hàn Quốc mô tả những người Triều Tiên dưới góc độ nhân bản hơn, khác với chính quyền quân sự trong giai đoạn những năm 1980, khi người Triều Tiên chỉ được xem là những kẻ xấu. Đạo diễn Jang nói rằng các diễn viên trẻ hàng đầu hiện đang tranh nhau thủ vai các điệp viên Triều Tiên, trái với nỗi lo trước kia rằng việc tham gia những vai diễn như thế sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của họ. Kể từ năm 2010, năm bộ phim nổi tiếng về điệp viên đã được tung ra và có thêm ba bộ nữa đang được sản xuất, gồm "Red Family" do đạo diễn nổi tiếng Kim Ki-Duk thực hiện. Kim là người tạo ra bộ phim chống chủ nghĩa tư bản "Pieta", vốn đã giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim Venice vào năm ngoái. Việc các bộ phim gián điệp như thế được ưa chuộng đã là một sự thay đổi khổng lồ so với quá khứ, khi việc thủ diễn bất kỳ nhân vật Triều Tiên nào theo cách thức tích cực đều vi phạm lệnh kiểm duyệt của chính quyền, cũng như Luật An ninh Quốc gia Hàn Quốc. Cố đạo diễn huyền thoại Lee Man-Hee từng bị bắt và khởi tố hồi năm 1965 vì tội mô tả binh lính Triều Tiên là "những con người nhân văn và biết khoan dung". Ngay cả việc cho các diễn viên với ngoại hình đẹp thủ vai nhân vật Triều Tiên cũng sẽ bị cơ quan tình báo nổi tiếng của Hàn Quốc cảnh cáo, do phim sẽ "tạo ấn tượng sai" cho giới trẻ. Giờ sóng đã đổi chiều. Vai chính trong phim "Secretly, Greatly" do một trong những ngôi sao nổi tiếng nhất Hàn Quốc là Kim Soo-Hyun thủ diễn. Fan đã hò hét rung rạp trong những cảnh đầu tiên, khi diễn viên này xuất hiện trên màn bạc.
[Tiết lộ mới vụ Triều Tiên ám sát Tổng thống Hàn Quốc] Sự hòa giải xuyên biên giới đã bắt đầu vào cuối những năm 1990, dưới chính sách của các cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung và Roh Moo-Hyu. Việc này khuyến khích các nhà làm phim Hàn Quốc mô tả những người Triều Tiên dưới góc độ nhân bản hơn, khác với chính quyền quân sự trong giai đoạn những năm 1980, khi người Triều Tiên chỉ được xem là những kẻ xấu. Đạo diễn Jang nói rằng các diễn viên trẻ hàng đầu hiện đang tranh nhau thủ vai các điệp viên Triều Tiên, trái với nỗi lo trước kia rằng việc tham gia những vai diễn như thế sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của họ. Kể từ năm 2010, năm bộ phim nổi tiếng về điệp viên đã được tung ra và có thêm ba bộ nữa đang được sản xuất, gồm "Red Family" do đạo diễn nổi tiếng Kim Ki-Duk thực hiện. Kim là người tạo ra bộ phim chống chủ nghĩa tư bản "Pieta", vốn đã giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim Venice vào năm ngoái. Việc các bộ phim gián điệp như thế được ưa chuộng đã là một sự thay đổi khổng lồ so với quá khứ, khi việc thủ diễn bất kỳ nhân vật Triều Tiên nào theo cách thức tích cực đều vi phạm lệnh kiểm duyệt của chính quyền, cũng như Luật An ninh Quốc gia Hàn Quốc. Cố đạo diễn huyền thoại Lee Man-Hee từng bị bắt và khởi tố hồi năm 1965 vì tội mô tả binh lính Triều Tiên là "những con người nhân văn và biết khoan dung". Ngay cả việc cho các diễn viên với ngoại hình đẹp thủ vai nhân vật Triều Tiên cũng sẽ bị cơ quan tình báo nổi tiếng của Hàn Quốc cảnh cáo, do phim sẽ "tạo ấn tượng sai" cho giới trẻ. Giờ sóng đã đổi chiều. Vai chính trong phim "Secretly, Greatly" do một trong những ngôi sao nổi tiếng nhất Hàn Quốc là Kim Soo-Hyun thủ diễn. Fan đã hò hét rung rạp trong những cảnh đầu tiên, khi diễn viên này xuất hiện trên màn bạc.
Kim Soo-Hyun vẫn được giới trẻ Hàn Quốc hâm mộ trong bộ... quân phục Triều Tiên (Nguồn: AFP)
"Anh ấy trông thật đáng yêu trong bộ quân phục Triều Tiên... điệp viên Triều Tiên nóng bỏng nhất từ trước tới nay!" - một cô gái thốt lên trên một phòng chat internet. Nhưng nhà phê bình Kim cảnh báo rằng các phim điệp viên gần đây đã "nhân bản hóa quá mức" các điệp viên, những người vẫn bị Seoul xem là lực lượng có khả năng đe dọa. Song Jang đã bác bỏ sự phê bình này, nói khán giả ngày hôm nay đã đủ thông minh để phân biệt rõ giữa các nhân vật trong phim và điệp viên ngoài đời thực. Jang Ce-Yul, cựu sĩ quan quân đội Triều Tiên đã trốn sang Hàn Quốc vào năm 2008, gọi những bộ phim này là "thuần túy tưởng tượng" do thể hiện hình ảnh về các điệp viên ngập ngừng trong việc giết người. "Các điệp viên đã được huấn luyện kỹ càng và họ chẳng để phí thời gian để tiêu diệt những ai phát hiện danh tính của mình, không cần biết anh là ai" - Jang chia sẻ với AFP./.
Linh Vũ (Vietnam+)