Nông dân các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào mùa thu hoạch 1,6 triệu ha lúa hè thu với năng suất đạt bình quân hơn 6,5 tấn/ha, ước tổng sản lượng đạt hơn 9 triệu tấn.
Thế nhưng nông dân không vui vì điệp khúc “trúng mùa-rớt giá” lại tái diễn, khiến cho giá lúa thấp chưa từng thấy. Những ngày cuối tháng 6 giá lúa tiếp tục sụt giảm mạnh từ 300-400 đồng/kg so với đầu tháng.
Hơn tuần qua, thời tiết đẹp thuận lợi cho việc phơi lúa khô, sạch nhưng việc tiêu thụ vẫn khó khăn ngoại trừ vài nơi tình hình mua lúa có khá hơn nhờ có hợp đồng xuất khẩu. Hầu hết bà con trồng lúa gặp khó khăn vì giá lúa tươi ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ khoảng 3.500 đến 3.600 đồng/kg, còn lúa khô khoảng 4.500 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 20%.
Nhiều nông dân cho biết, với mức giá bán lúa hiện tại thì không có lãi, thậm chí bị lỗ. Mặt dù vậy, tại một số địa phương thương lái vẫn không đến mua lúa. Tại Cần Thơ, Tiền Giang,… lúa IR50404 ở mức 3.700-3.800 đồng/kg (lúa tươi) và lúa khô 4.600-4.700 đồng/kg.
Tại Đồng Tháp - nơi sản xuất đến gần 40% diện tích giống lúa IR50404, việc tiêu thụ lúa thực sự ảm đạm. Những nơi thuận tiện về giao thông thì giá mua có cao hơn 200 đồng/kg, tức khoảng 4.900 đến 5.000 đồng/kg. Các loại lúa dài, lúa thơm Jasmine giá từ 5.200 đồng/kg đến 5.700 đồng/kg.
Tại Hậu Giang, nhiều thương lái mua lúa với giá cào bằng giữa giống IR 50404 với các giống lúa dài tốt. Mặc dù hồi đầu vụ, chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân không nên trồng loại giống lúa IR50404 và khống chế ở tỷ lệ không quá 20%. Do vậy, việc cào bằng giá mua giống lúa này đang tạo nên “hiệu ứng ngược.”
Ông Trần Thanh Vân, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ) lý giải nguyên nhân giá lúa xuống thấp là do thương lái biết trước vụ lúa hè thu này nông dân tiếp tục trúng mùa và chuẩn bị thu hoạch rộ trong khi vụ lúa đông xuân vừa rồi lúa trúng mùa và vẫn chưa tiêu thụ hết, còn tồn đọng nhiều. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo nông dân hãy bình tĩnh, tình hình tiêu thụ lúa sẽ không quá ảm đạm. Giá lúa sẽ tăng trở lại vào đầu tháng 7 tới.
Ông Trần Thanh Vân cho biết thêm, những ngày qua, tại các kho của Gentraco ở các tỉnh vẫn tiến hành mua đều đặn với giá lúa IR50404 là 5.000 đồng/kg (lúa khô) và lúa thơm là 6.500 đến 6.600 đồng/kg.
Một trong những nguyên nhân khiến giá lúa hè thu giảm là do vụ này nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trồng giống lúa IR 50404 (phẩm cấp gạo thấp) quá nhiều nên dẫn đến tình trạng bị dội chợ, ế hàng, khó bán. Ngoài ra, còn nguyên nhân nữa là do tiến độ xuất khẩu gạo chậm, lượng lúa gạo vụ đông xuân vẫn còn tồn đọng.
Trước tình hình trên, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ tiếp tục cảnh báo, chừng nào nông dân vẫn trồng lúa theo ý thích, bất chấp hướng dẫn, khuyến cáo của các nhà khoa học và ngành nông nghiệp thì chừng đó điệp khúc được mùa-rớt giá-dội chợ-ế hàng vẫn còn tái diễn./.
Thế nhưng nông dân không vui vì điệp khúc “trúng mùa-rớt giá” lại tái diễn, khiến cho giá lúa thấp chưa từng thấy. Những ngày cuối tháng 6 giá lúa tiếp tục sụt giảm mạnh từ 300-400 đồng/kg so với đầu tháng.
Hơn tuần qua, thời tiết đẹp thuận lợi cho việc phơi lúa khô, sạch nhưng việc tiêu thụ vẫn khó khăn ngoại trừ vài nơi tình hình mua lúa có khá hơn nhờ có hợp đồng xuất khẩu. Hầu hết bà con trồng lúa gặp khó khăn vì giá lúa tươi ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ khoảng 3.500 đến 3.600 đồng/kg, còn lúa khô khoảng 4.500 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 20%.
Nhiều nông dân cho biết, với mức giá bán lúa hiện tại thì không có lãi, thậm chí bị lỗ. Mặt dù vậy, tại một số địa phương thương lái vẫn không đến mua lúa. Tại Cần Thơ, Tiền Giang,… lúa IR50404 ở mức 3.700-3.800 đồng/kg (lúa tươi) và lúa khô 4.600-4.700 đồng/kg.
Tại Đồng Tháp - nơi sản xuất đến gần 40% diện tích giống lúa IR50404, việc tiêu thụ lúa thực sự ảm đạm. Những nơi thuận tiện về giao thông thì giá mua có cao hơn 200 đồng/kg, tức khoảng 4.900 đến 5.000 đồng/kg. Các loại lúa dài, lúa thơm Jasmine giá từ 5.200 đồng/kg đến 5.700 đồng/kg.
Tại Hậu Giang, nhiều thương lái mua lúa với giá cào bằng giữa giống IR 50404 với các giống lúa dài tốt. Mặc dù hồi đầu vụ, chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân không nên trồng loại giống lúa IR50404 và khống chế ở tỷ lệ không quá 20%. Do vậy, việc cào bằng giá mua giống lúa này đang tạo nên “hiệu ứng ngược.”
Ông Trần Thanh Vân, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ) lý giải nguyên nhân giá lúa xuống thấp là do thương lái biết trước vụ lúa hè thu này nông dân tiếp tục trúng mùa và chuẩn bị thu hoạch rộ trong khi vụ lúa đông xuân vừa rồi lúa trúng mùa và vẫn chưa tiêu thụ hết, còn tồn đọng nhiều. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo nông dân hãy bình tĩnh, tình hình tiêu thụ lúa sẽ không quá ảm đạm. Giá lúa sẽ tăng trở lại vào đầu tháng 7 tới.
Ông Trần Thanh Vân cho biết thêm, những ngày qua, tại các kho của Gentraco ở các tỉnh vẫn tiến hành mua đều đặn với giá lúa IR50404 là 5.000 đồng/kg (lúa khô) và lúa thơm là 6.500 đến 6.600 đồng/kg.
Một trong những nguyên nhân khiến giá lúa hè thu giảm là do vụ này nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trồng giống lúa IR 50404 (phẩm cấp gạo thấp) quá nhiều nên dẫn đến tình trạng bị dội chợ, ế hàng, khó bán. Ngoài ra, còn nguyên nhân nữa là do tiến độ xuất khẩu gạo chậm, lượng lúa gạo vụ đông xuân vẫn còn tồn đọng.
Trước tình hình trên, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ tiếp tục cảnh báo, chừng nào nông dân vẫn trồng lúa theo ý thích, bất chấp hướng dẫn, khuyến cáo của các nhà khoa học và ngành nông nghiệp thì chừng đó điệp khúc được mùa-rớt giá-dội chợ-ế hàng vẫn còn tái diễn./.
Trần Khánh Linh (TTXVN)