Các nhà nghiên cứu tại Đại học Adelaide của Australia lần đầu tiên tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa bệnh béo phì và những dấu hiệu bất thường của dòng điện trong tim.
Quả tim co bóp theo nhịp được điều khiển của một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Những dòng điện tuy rất nhỏ, khoảng một phần nghìn volt, nhưng có thể dò thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực bệnh nhân và chuyển đến máy ghi. Máy ghi điện khuếch đại lên và ghi lại trên điện tâm đồ. Theo đó, điện tâm đồ được sử dụng trong y học để phát hiện các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim...
Chuyên gia tim mạch, tiến sỹ Hany Abed cho biết ngày càng có bằng chứng vững chắc cho thấy béo phì làm thay đổi cấu trúc và kích thước cơ tim, biến đổi chức năng dòng điện trong tim và làm cho tim bị nhiễm mỡ.
Chức năng dòng điện trong tim bị suy giảm có thể dẫn đến nhịp tim bất thường; trong đó có hiện tượng rối loạn dòng điện trong tâm nhĩ, thường gọi là rung nhĩ, chứng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất trên thế giới. Tức là co giật cơ thành dạng rung nhanh và không đều, phần lớn do điện chạy ngược trở lên từ tâm thất hay do điện bị cản và dội lại.
Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do rung nhĩ tại Australia đã tăng hơn ba lần trong vòng 15 năm qua, trong đó những người cao tuổi, đàn ông quá cân gặp nguy cơ cao nhất. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến người bệnh lên cơn đau tim và đột quỵ.
Công việc của tiến sỹ Abed là tìm cách xác định xem bệnh béo phì ảnh hưởng đến tim như thế nào và liệu việc giảm cân có thể giảm nguy cơ tiến triển rung nhĩ.
Ông nói: "Chúng tôi đã biết rõ bệnh béo phì làm tăng áp lực máu và khiến tim rơi vào tình trạng làm việc quá sức. Những nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm hiện nay cũng cho thấy béo phì gây nên những bất thường của dòng điện trong khoang tim."
Tiến sỹ Abed cho biết theo ước tính của ngành y tế, 2/3 số ca bị rung nhĩ ở Australia vào năm 2020 là do béo phì gây nên. Tuy nhiên, chứng rung nhĩ thường chỉ được phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khoẻ hoặc ai đó bị chóng mặt, đánh trống ngực và đau ngực. Đáng tiếc là thông thường dấu hiệu đầu tiên của rối loạn nhịp tim là khi người bệnh bị lên cơn đột quỵ./.
Quả tim co bóp theo nhịp được điều khiển của một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Những dòng điện tuy rất nhỏ, khoảng một phần nghìn volt, nhưng có thể dò thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực bệnh nhân và chuyển đến máy ghi. Máy ghi điện khuếch đại lên và ghi lại trên điện tâm đồ. Theo đó, điện tâm đồ được sử dụng trong y học để phát hiện các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim...
Chuyên gia tim mạch, tiến sỹ Hany Abed cho biết ngày càng có bằng chứng vững chắc cho thấy béo phì làm thay đổi cấu trúc và kích thước cơ tim, biến đổi chức năng dòng điện trong tim và làm cho tim bị nhiễm mỡ.
Chức năng dòng điện trong tim bị suy giảm có thể dẫn đến nhịp tim bất thường; trong đó có hiện tượng rối loạn dòng điện trong tâm nhĩ, thường gọi là rung nhĩ, chứng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất trên thế giới. Tức là co giật cơ thành dạng rung nhanh và không đều, phần lớn do điện chạy ngược trở lên từ tâm thất hay do điện bị cản và dội lại.
Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do rung nhĩ tại Australia đã tăng hơn ba lần trong vòng 15 năm qua, trong đó những người cao tuổi, đàn ông quá cân gặp nguy cơ cao nhất. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến người bệnh lên cơn đau tim và đột quỵ.
Công việc của tiến sỹ Abed là tìm cách xác định xem bệnh béo phì ảnh hưởng đến tim như thế nào và liệu việc giảm cân có thể giảm nguy cơ tiến triển rung nhĩ.
Ông nói: "Chúng tôi đã biết rõ bệnh béo phì làm tăng áp lực máu và khiến tim rơi vào tình trạng làm việc quá sức. Những nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm hiện nay cũng cho thấy béo phì gây nên những bất thường của dòng điện trong khoang tim."
Tiến sỹ Abed cho biết theo ước tính của ngành y tế, 2/3 số ca bị rung nhĩ ở Australia vào năm 2020 là do béo phì gây nên. Tuy nhiên, chứng rung nhĩ thường chỉ được phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khoẻ hoặc ai đó bị chóng mặt, đánh trống ngực và đau ngực. Đáng tiếc là thông thường dấu hiệu đầu tiên của rối loạn nhịp tim là khi người bệnh bị lên cơn đột quỵ./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)