Theo Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) Achim Steiner, diện tích các vùng đất ngập nước trên toàn thế giới đã bị thu hẹp một cách đáng báo động tới 50% trong vòng 100 năm qua, kể từ năm 1900, đe dọa phúc lợi của con người trong khi tình trạng khan hiếm nước ngọt ngày càng tăng.
Hội nghị về Công ước đa dạng sinh học Liên Hợp quốc, được tổ chức từ ngày 17-19/10 tại Hyderabad , Ấn Độ, với sự tham gia của Bộ trưởng môi trường các nước, nhằm gây quỹ để ngăn chặn sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất, cho biết các vùng đất ngập nước không chỉ phục vụ như là một nguồn nước cho sinh hoạt, mà còn cung cấp sự bảo vệ chống lại lụt, bão, nhưng chúng đã bị chuyển đổi thành nơi ở, nhà máy, trang trại, hoặc bị xâm hại với việc sử dụng nước không bền vững và ô nhiễm.
UNEP đã công bố tại hội nghị một báo cáo, được thực hiện trong khuôn khổ một dự án nghiên cứu đang được triển khai có tên gọi là TEEB, hay “Kinh tế học về hệ sinh thái và Đa dạng sinh học,” trong đó cảnh báo rằng nhiều vùng đất ngập nước ven bờ biển đang bị xóa sổ với tốc độ 1,6%/năm.
Chẳng hạn, tổng diện tích rừng ngập mặn đã bị thu hẹp 20% (3,6 triệu ha) kể từ năm 1980, và tốc độ bị xóa sổ này gần đây đã tăng lên 1%/năm.
Ông Ritesh Kumar thuộc tổ chức môi trường Các vùng đất ngập nước Quốc tế (WI) nhấn mạnh rằng con người cần các vùng đất ngập nước vì chính sự tồn tại của mình, trong khi nguồn thực phẩm và nước của thế giới đang bị đe dọa.
Theo WI, các vùng đất ngập nước che phủ khoảng 13 triệu km2 diện tích bề măt Trái Đất, và chúng không chỉ là các “vườn ươm cá” hay là các điểm đến du lịch chính quan trọng, mà còn là những chiếc “bồn rửa tự nhiên” loại khí dioxide carbon gây hiệu ứng nhà kính làm hành tinh của chúng ta nóng lên, dẫn dến những biến đổi khí hậu khó lường.
Chỉ riêng tại Mỹ, các vùng đất ngập nước có tác dụng bảo vệ chống bão, trị giá hàng năm ước tới 23 tỷ USD./.
Hội nghị về Công ước đa dạng sinh học Liên Hợp quốc, được tổ chức từ ngày 17-19/10 tại Hyderabad , Ấn Độ, với sự tham gia của Bộ trưởng môi trường các nước, nhằm gây quỹ để ngăn chặn sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất, cho biết các vùng đất ngập nước không chỉ phục vụ như là một nguồn nước cho sinh hoạt, mà còn cung cấp sự bảo vệ chống lại lụt, bão, nhưng chúng đã bị chuyển đổi thành nơi ở, nhà máy, trang trại, hoặc bị xâm hại với việc sử dụng nước không bền vững và ô nhiễm.
UNEP đã công bố tại hội nghị một báo cáo, được thực hiện trong khuôn khổ một dự án nghiên cứu đang được triển khai có tên gọi là TEEB, hay “Kinh tế học về hệ sinh thái và Đa dạng sinh học,” trong đó cảnh báo rằng nhiều vùng đất ngập nước ven bờ biển đang bị xóa sổ với tốc độ 1,6%/năm.
Chẳng hạn, tổng diện tích rừng ngập mặn đã bị thu hẹp 20% (3,6 triệu ha) kể từ năm 1980, và tốc độ bị xóa sổ này gần đây đã tăng lên 1%/năm.
Ông Ritesh Kumar thuộc tổ chức môi trường Các vùng đất ngập nước Quốc tế (WI) nhấn mạnh rằng con người cần các vùng đất ngập nước vì chính sự tồn tại của mình, trong khi nguồn thực phẩm và nước của thế giới đang bị đe dọa.
Theo WI, các vùng đất ngập nước che phủ khoảng 13 triệu km2 diện tích bề măt Trái Đất, và chúng không chỉ là các “vườn ươm cá” hay là các điểm đến du lịch chính quan trọng, mà còn là những chiếc “bồn rửa tự nhiên” loại khí dioxide carbon gây hiệu ứng nhà kính làm hành tinh của chúng ta nóng lên, dẫn dến những biến đổi khí hậu khó lường.
Chỉ riêng tại Mỹ, các vùng đất ngập nước có tác dụng bảo vệ chống bão, trị giá hàng năm ước tới 23 tỷ USD./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)