Ngày 9/3, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật trong giai đoạn từ năm 2006-2011, tổng diện tích lúa nhiễm rầy nâu tại khu vực phía Nam tới hơn 448.000ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là gần 29.500ha vào năm 2006, còn năm 2011 là hơn 225.000ha, trong đó nhiễm nặng là hơn 15.000ha.
Tổng diện tích nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá của năm 2006 là gần 176.000ha, trong đó gần 100.000ha bị nhiễm nặng, đến năm 2011 đã giảm xuống còn gần 12.000ha, với diện tích nhiễm nặng là 672ha.
Báo cáo trên cho thấy, diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cơ bản đã được giảm dần.
Thời gian qua, công tác phòng chống dịch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt, hướng dẫn và đôn đốc thực hiện.
Các địa phương ở khu vực phía Nam cũng đã phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá như tiến hành điều tra, khoanh vùng những nơi tới ngưỡng phòng trừ. Tại các ổ dịch, chính quyền địa phương cùng ra đồng với nông dân, hướng dẫn họ cách phun thuốc trừ rầy.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã xây dựng mô hình chống dịch như mô hình “cộng đồng quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,” mô hình xuống giống tập trung, mô hình gieo mạ che chắn lưới...
Hiện nay, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa đã được khống chế và cơ bản được đẩy lùi. Tuy nhiên, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân, diễn biến của các loại bệnh do virus gây ra vẫn còn phức tạp và khó dự báo chính xác, do tác động của dịch rầy nâu đang bùng phát trong khu vực. Do vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên cây lúa nói riêng và cây trồng nói chung trong thời gian tới cần tiếp tục được tăng cường.
Tại hội nghị lần này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đề ra các giải pháp phòng trừ dịch hại lúa giai đoạn 2012-2015 như tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường đầu tư khuyến nông; đẩy mạnh các biện pháp ba giảm, ba tăng, hoặc một giảm, năm tăng; các biện pháp nuôi cấy nấm xanh, nấm trắng trừ sâu rầy trên lúa thay dần thuốc trừ sâu...
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã thông qua các tham luận trao đổi kinh nghiệm phòng trừ, né bệnh... liên quan đến rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa./.
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật trong giai đoạn từ năm 2006-2011, tổng diện tích lúa nhiễm rầy nâu tại khu vực phía Nam tới hơn 448.000ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là gần 29.500ha vào năm 2006, còn năm 2011 là hơn 225.000ha, trong đó nhiễm nặng là hơn 15.000ha.
Tổng diện tích nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá của năm 2006 là gần 176.000ha, trong đó gần 100.000ha bị nhiễm nặng, đến năm 2011 đã giảm xuống còn gần 12.000ha, với diện tích nhiễm nặng là 672ha.
Báo cáo trên cho thấy, diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cơ bản đã được giảm dần.
Thời gian qua, công tác phòng chống dịch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt, hướng dẫn và đôn đốc thực hiện.
Các địa phương ở khu vực phía Nam cũng đã phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá như tiến hành điều tra, khoanh vùng những nơi tới ngưỡng phòng trừ. Tại các ổ dịch, chính quyền địa phương cùng ra đồng với nông dân, hướng dẫn họ cách phun thuốc trừ rầy.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã xây dựng mô hình chống dịch như mô hình “cộng đồng quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,” mô hình xuống giống tập trung, mô hình gieo mạ che chắn lưới...
Hiện nay, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa đã được khống chế và cơ bản được đẩy lùi. Tuy nhiên, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân, diễn biến của các loại bệnh do virus gây ra vẫn còn phức tạp và khó dự báo chính xác, do tác động của dịch rầy nâu đang bùng phát trong khu vực. Do vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên cây lúa nói riêng và cây trồng nói chung trong thời gian tới cần tiếp tục được tăng cường.
Tại hội nghị lần này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đề ra các giải pháp phòng trừ dịch hại lúa giai đoạn 2012-2015 như tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường đầu tư khuyến nông; đẩy mạnh các biện pháp ba giảm, ba tăng, hoặc một giảm, năm tăng; các biện pháp nuôi cấy nấm xanh, nấm trắng trừ sâu rầy trên lúa thay dần thuốc trừ sâu...
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã thông qua các tham luận trao đổi kinh nghiệm phòng trừ, né bệnh... liên quan đến rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa./.
Hoàng Nhị (TTXVN)