Các nhà khoa học Italy vừa tìm ra một giải pháp độc đáo có thể giúp khoảng ba triệu dân nước này vốn đang mắc các chứng bệnh dị ứng đối phó với căn bệnh, đó là cài đặt một ứng dụng trong điện thoại thông minh (smartphone) để giúp họ đọc nhãn thực phẩm và xác định được loại thực phẩm mà họ có thể sử dụng an toàn.
Quỹ quốc tế về nghiên cứu bệnh dị ứng và miễn dịch học (ONLUS, một tổ chức phi lợi nhuận) và Trung tâm dữ liệu thí nghiệm về bệnh dị ứng của Italy đã phát triển ứng dụng nói trên, theo đó cho phép bệnh nhân mắc bệnh dị ứng sử dụng một mã ID để truy cập ứng dụng, đọc các nhãn thực phẩm và kết nối với một cơ sở dữ liệu thông tin về sản phẩm.
Cơ sở dữ liệu này sẽ cung cấp thông tin chi tiết thành phần của sản phẩm cũng như sự hiện diện của tất cả các kháng nguyên có trong sản phẩm.
Nhà khoa học Adriano Mari thuộc Viện nghiên cứu IDI-IRCSS ở Rome, nói: "Hệ thống này hiện đã sẵn sàng và chúng tôi đã đưa được khoảng 15.000 sản phẩm vào trong cơ sở dữ liệu, chiếm khoảng 10% số lượng các sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, điều quan trọng hiện nay là cần phải thuyết phục các công ty ghi nhãn 'thông minh' lên sản phẩm và cung cấp đầy đủ danh mục các sản phẩm."
Theo nhà khoa học Mari, phí tổn để thực hiện dự án là không nhiều bởi vì đây hoàn toàn là một mã nguồn mở và sự minh bạch sẽ tạo nên lợi thế cho các công ty. Hệ thống này sẽ có hiệu quả nếu nó bao gồm được thông tin của khoảng 80% số sản phẩm có trên thị trường./.
Quỹ quốc tế về nghiên cứu bệnh dị ứng và miễn dịch học (ONLUS, một tổ chức phi lợi nhuận) và Trung tâm dữ liệu thí nghiệm về bệnh dị ứng của Italy đã phát triển ứng dụng nói trên, theo đó cho phép bệnh nhân mắc bệnh dị ứng sử dụng một mã ID để truy cập ứng dụng, đọc các nhãn thực phẩm và kết nối với một cơ sở dữ liệu thông tin về sản phẩm.
Cơ sở dữ liệu này sẽ cung cấp thông tin chi tiết thành phần của sản phẩm cũng như sự hiện diện của tất cả các kháng nguyên có trong sản phẩm.
Nhà khoa học Adriano Mari thuộc Viện nghiên cứu IDI-IRCSS ở Rome, nói: "Hệ thống này hiện đã sẵn sàng và chúng tôi đã đưa được khoảng 15.000 sản phẩm vào trong cơ sở dữ liệu, chiếm khoảng 10% số lượng các sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, điều quan trọng hiện nay là cần phải thuyết phục các công ty ghi nhãn 'thông minh' lên sản phẩm và cung cấp đầy đủ danh mục các sản phẩm."
Theo nhà khoa học Mari, phí tổn để thực hiện dự án là không nhiều bởi vì đây hoàn toàn là một mã nguồn mở và sự minh bạch sẽ tạo nên lợi thế cho các công ty. Hệ thống này sẽ có hiệu quả nếu nó bao gồm được thông tin của khoảng 80% số sản phẩm có trên thị trường./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)