Nhân Ngày Quốc tế xóa đói nghèo (17/10), Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã công bố “Báo cáo kinh tế thông tin năm 2010," khẳng định sử dụng điện thoại di động có thể giảm thiểu đói nghèo hiệu quả.
Phát hiện này có thể trở thành tư duy mới trong xóa đói giảm nghèo ở các nước.
Báo cáo trên dẫn kết quả theo dõi trong những năm qua cho thấy hiệu quả thần kỳ của điện thoại di động trong xóa đói nghèo.
Một dẫn chứng điển hình là tại Bhutan, việc sử dụng điện thoại di động đã làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của người dân chăn nuôi bò sữa địa phương. Điện thoại giúp họ nắm được thông tin về giá cả trên thị trường, cũng như liên hệ trực tiếp với khách hàng. Họ đã bán sữa khi giá tăng cao, và chỉ bán với khối lượng đáp ứng nhu cầu, nên đã tránh lãng phí và giúp tăng thu nhập.
Điện thoại di động còn giúp tiết kiệm thời gian trong đi lại, chờ đợi, nhờ đó nông dân có thể bố trí công việc có hiệu suất cao hơn. Trong một dẫn chứng khác, ngư dân ở miền Nam Ấn Độ nhờ điện thoại di động đã biết được tình hình thị trường hải sản khi đang đánh bắt trên biển, để chọn nơi tiêu thụ sau khi so sánh giá cả. Cách làm này đã giúp họ tăng thu nhập thêm 8%.
Chưa hết, cùng với việc sử dụng những chức năng và dịch vụ mới của điện thoại di động, một số vấn đề nan giải trong hoạt động kinh doanh của những người nghèo cũng đã được giải quyết.
Một số nước đang phát triển đã cho phép những người không có tài khoản ngân hàng được tiến hành các giao dịch thanh toán, gửi tiền và đặt cọc qua điện thoại di động, nhờ vậy có thể hạ thấp giá thành giao dịch, khiến dòng vốn chảy vào vùng sâu, vùng xa một cách dễ dàng, với giá thành thấp và an toàn hơn.
Việc phổ cập điện thoại di động còn tạo việc làm cho người nghèo. Tại các nước châu Á như Bangladesh và ở châu Phi nhưh Gana, rất nhiều người nghèo làm nghề bán điện thoại di động cũng như các sản phẩm liên quan và dịch vụ cho thuê điện thoại, tạo cơ hội cho họ hội nhập xã hội.
Báo cáo chỉ rõ mô hình ở Nam Á có thể được coi là kinh nghiệm để phổ biến cho các nước chậm phát triển.
Theo báo cáo trên, trong thập niên đầu của thế kỷ 21, tỷ lệ phổ cập điện thoại di động của các nước chậm phát triển đã tăng từ hai máy/100 dân năm 2000 lên 25 máy/100 dân năm ngoái. Đây được đánh giá là phương thức thông tin có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Thống kê của Liên hợp quốc cho biết thế giới hiện vẫn có 1,4 tỷ người nghèo cùng cực, với mức sống dưới 1,25 USD/ngày.
Báo cáo nhấn mạnh để đẩy nhanh việc thực hiện một trong các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là giảm một nửa số người nghèo vào năm 2015 so với năm 2000, điện thoại di động đóng một vai trò không thể thiếu./.
Phát hiện này có thể trở thành tư duy mới trong xóa đói giảm nghèo ở các nước.
Báo cáo trên dẫn kết quả theo dõi trong những năm qua cho thấy hiệu quả thần kỳ của điện thoại di động trong xóa đói nghèo.
Một dẫn chứng điển hình là tại Bhutan, việc sử dụng điện thoại di động đã làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của người dân chăn nuôi bò sữa địa phương. Điện thoại giúp họ nắm được thông tin về giá cả trên thị trường, cũng như liên hệ trực tiếp với khách hàng. Họ đã bán sữa khi giá tăng cao, và chỉ bán với khối lượng đáp ứng nhu cầu, nên đã tránh lãng phí và giúp tăng thu nhập.
Điện thoại di động còn giúp tiết kiệm thời gian trong đi lại, chờ đợi, nhờ đó nông dân có thể bố trí công việc có hiệu suất cao hơn. Trong một dẫn chứng khác, ngư dân ở miền Nam Ấn Độ nhờ điện thoại di động đã biết được tình hình thị trường hải sản khi đang đánh bắt trên biển, để chọn nơi tiêu thụ sau khi so sánh giá cả. Cách làm này đã giúp họ tăng thu nhập thêm 8%.
Chưa hết, cùng với việc sử dụng những chức năng và dịch vụ mới của điện thoại di động, một số vấn đề nan giải trong hoạt động kinh doanh của những người nghèo cũng đã được giải quyết.
Một số nước đang phát triển đã cho phép những người không có tài khoản ngân hàng được tiến hành các giao dịch thanh toán, gửi tiền và đặt cọc qua điện thoại di động, nhờ vậy có thể hạ thấp giá thành giao dịch, khiến dòng vốn chảy vào vùng sâu, vùng xa một cách dễ dàng, với giá thành thấp và an toàn hơn.
Việc phổ cập điện thoại di động còn tạo việc làm cho người nghèo. Tại các nước châu Á như Bangladesh và ở châu Phi nhưh Gana, rất nhiều người nghèo làm nghề bán điện thoại di động cũng như các sản phẩm liên quan và dịch vụ cho thuê điện thoại, tạo cơ hội cho họ hội nhập xã hội.
Báo cáo chỉ rõ mô hình ở Nam Á có thể được coi là kinh nghiệm để phổ biến cho các nước chậm phát triển.
Theo báo cáo trên, trong thập niên đầu của thế kỷ 21, tỷ lệ phổ cập điện thoại di động của các nước chậm phát triển đã tăng từ hai máy/100 dân năm 2000 lên 25 máy/100 dân năm ngoái. Đây được đánh giá là phương thức thông tin có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Thống kê của Liên hợp quốc cho biết thế giới hiện vẫn có 1,4 tỷ người nghèo cùng cực, với mức sống dưới 1,25 USD/ngày.
Báo cáo nhấn mạnh để đẩy nhanh việc thực hiện một trong các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là giảm một nửa số người nghèo vào năm 2015 so với năm 2000, điện thoại di động đóng một vai trò không thể thiếu./.
(TTXVN/Vietnam+)