Với sự chấp thuận của chính quyền địa phương, Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định tái khởi động hai lò phản ứng của Nhà máy Điện hạt nhân Oi ở tỉnh Fukui, mặc dù sau thảm hoạ 11/3 dư luận ở nước này có xu hướng phản đối sử dụng năng lượng nguyên tử.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều người lo ngại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu điện nghiêm trọng vào mùa Hè này do tất cả các nhà máy điện hạt nhân đều đã ngừng hoạt động.
Cùng với hai lò phản ứng trên, ba lò phản ứng khác ở các tỉnh Ehime và Hokkaido có thể cũng sẽ được tái khởi động. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng điện hạt nhân sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong chiến lược năng lượng mới ở đất nước Mặt Trời mọc.
Giải pháp tình thế
Nhật Bản có 54 lò phản ứng tại các nhà máy điện hạt nhân. Năm 2009, các lò phản ứng này đã cung cấp gần 30% sản lượng điện của nước này.
Tuy nhiên, hiện tại tất cả các lò phản ứng đều ngừng hoạt động, một phần do bị hư hỏng sau thảm họa kép ngày 11/3/2011, một phần do phải ngừng để kiểm tra định kỳ. Điều này dẫn tới những quan ngại về nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng ở Nhật Bản.
Đáng chú ý, ở khu vực Kansai - nơi có Nhà máy điện hạt nhân Oi, tình hình thiếu điện có thể sẽ rất trầm trọng bởi vì điện hạt nhân đã từng chiếm tới 50% tổng công suất phát điện ở đây.
Một nhóm công tác của Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra kết luận trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ điện của khu vực Kansai năm 2010. Nếu hai lò phản ứng không được đưa vào hoạt động, chênh lệch cung-cầu điện ở khu vực này sẽ lên tới 14,9% trong các tháng Bảy và Tám, cao hơn nhiều so với con số 9,2% dự báo cho cả nước.
Trong bối cảnh đó, ngày 16/6, tại cuộc gặp với Thủ tướng Yoshihiko Noda ở Tokyo, ông Issei Nishikawa, Tỉnh trưởng tỉnh Fukui đã khẳng định, tỉnh Fukui - nơi có nhiều lò phản ứng nhất ở Nhật Bản - đồng ý để các lò phản ứng số ba và bốn của Nhà máy điện hạt nhân Oi hoạt động trở lại.
Ông Nishikawa giải thích rằng, quyết định này được đưa ra “nhằm giúp đảm bảo sự ổn định của cuộc sống người dân và các ngành công nghiệp ở Kansai,” khu vực sẽ nhận được điện từ nhà máy này. Ngay sau khi nhận được thông báo của ông Nishikawa, Thủ tướng Noda đã công bố quyết định tái khởi động các lò phản ứng này.
Cùng với các lò phản ứng đó, nhiều khả năng lò phản ứng số ba của Nhà máy điện hạt nhân Ikata ở tỉnh Ehime và hai lò phản ứng khác của Nhà máy điện hạt nhân Tomari ở tỉnh Hokkaido cũng sẽ được phép tái khởi động.
Mặc dù vậy, tình trạng thiếu điện vẫn sẽ diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương trong thời gian tới bởi vì không riêng Kansai mà các khu vực khác ở Nhật Bản như Hokkaido, Shikoku và Kyushu cũng có tỷ lệ phụ thuộc vào điện hạt nhân cao (khoảng 40%).
Nếu tình trạng thiếu điện tiếp tục kéo dài, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản và biến xu hướng di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài của các doanh nghiệp nước này thành một trào lưu thực sự.
Tương lai điện hạt nhân vẫn ảm đạm
Theo quy định hiện hành ở Nhật Bản, cứ sau 13 tháng hoạt động, các lò phản ứng phải tạm ngừng để kiểm tra định kỳ. Để tái khởi động các lò phản ứng này, các công ty điện lực phải nhận được sự đồng ý của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima, phong trào phản đối năng lượng hạt nhân đã gia tăng mạnh mẽ ở Nhật Bản. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy, đa số người Nhật phản đối sử dụng năng lượng hạt nhân.
Chính vì vậy, hầu như tất cả các công ty điện lực của Nhật Bản đều gặp khó khăn trong việc thuyết phục chính quyền và người dân các địa phương để được tái khởi động các lò phản ứng sau các cuộc kiểm tra định kỳ.
Sau khi lò phản ứng số ba của Nhà máy điện hạt nhân Tomari ở tỉnh Hokkaido ngừng hoạt động vào ngày 5/5, không có lò phản ứng nào ở Nhật Bản còn hoạt động. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1970, người dân ở xứ sở hoa anh đào sống thiếu điện hạt nhân.
Trên thực tế, để khắc phục tình trạng thiếu điện, kể từ giữa năm 2011, các công ty điện lực ở Nhật Bản đã đẩy mạnh nỗ lực tái khởi động hoặc xây mới các nhà máy nhiệt điện.
Tuy nhiên, theo tính toán của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), nước này sẽ tốn khoảng 3.000 tỷ yen (38 tỷ USD) để bù đắp lượng điện thiếu hụt do các nhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động nếu sử dụng các nhà máy nhiệt điện chạy dầu hoặc khí đốt hóa lỏng. Đây là số tiền không hề nhỏ, ngay cả đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới như Nhật Bản.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị ở các quốc gia Trung Đông, khu vực cung cấp tới 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản, vẫn nhiều bất ổn nên nguồn cung nhiên liệu từ khu vực này có nhiều rủi ro.
Trong khi đó, Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung vẫn chưa giải quyết được các khó khăn về mặt công nghệ để giảm giá thành khai thác năng lượng tái sinh nên các nguồn năng lượng sạch này vẫn chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng công suất phát điện ở Nhật Bản.
Chính vì vậy, Thủ tướng Noda khẳng định năng lượng hạt nhân sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu điện và giá điện tăng, đồng thời hạn chế sự phụ thuộc nguy hiểm của Nhật Bản vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu.
Bên cạnh đó, theo Bộ Môi trường, nếu các nhà máy điện hạt nhân không thể hoạt động trở lại và được thay thế bằng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, lượng khí CO2 thải ra từ các nhà máy nhiệt điện sẽ là 190 triệu tấn. Con số này cao hơn 15% so với tổng lượng khí thải CO2 từ các nhà máy điện ở Nhật Bản vào năm 1990. Điều này khiến Nhật Bản không thể thực hiện các mục tiêu về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, theo ước tính của METI, nếu bị buộc phải dỡ bỏ 50 lò phản ứng (không kể bốn lò phản ứng đang gặp sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I), các công ty điện lực Nhật Bản sẽ bị thiệt hại khoảng 4.390 tỷ yen trong tài khóa này. Đây là một số tiền không nhỏ trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản đang phải đối phó với vô vàn khó khăn trong thời kỳ hậu thảm họa kép.
Với những lý do đó, những người đứng đầu các tỉnh phía Tây Nhật Bản, vốn từng phản đối việc tái khởi động hai lò phản ứng ở Nhà máy điện hạt nhân Oi, cũng đã phải thay đổi quan điểm. Liên minh các chính quyền khu vực Kansai đã đồng ý với quyết định của Thủ tướng Noda.
Mặc dù vậy, những diễn biến mới nhất ở Nhật Bản không có nghĩa năng lượng hạt nhân sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước này do sự phản đối quyết liệt của người dân, nhất là sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima.
Phát biểu sau khi Thủ tướng Noda công bố quyết định tái khởi động hai lò phản ứng ở Nhà máy điện hạt nhân Oi, Bộ trưởng METI Yukio Edano khẳng định quan điểm dài hạn của Chính phủ về việc giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân vẫn không thay đổi.
Theo các chuyên gia phân tích, nhiều khả năng các cuộc tranh luận sắp tới về năng lượng hạt nhân ở Nhật Bản sẽ tập trung vào việc liệu có nên tái khởi động các lò phản ứng đang tạm ngừng hoạt động để kiểm tra định kỳ hay không và khi nào sẽ thực hiện điều đó./.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều người lo ngại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu điện nghiêm trọng vào mùa Hè này do tất cả các nhà máy điện hạt nhân đều đã ngừng hoạt động.
Cùng với hai lò phản ứng trên, ba lò phản ứng khác ở các tỉnh Ehime và Hokkaido có thể cũng sẽ được tái khởi động. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng điện hạt nhân sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong chiến lược năng lượng mới ở đất nước Mặt Trời mọc.
Giải pháp tình thế
Nhật Bản có 54 lò phản ứng tại các nhà máy điện hạt nhân. Năm 2009, các lò phản ứng này đã cung cấp gần 30% sản lượng điện của nước này.
Tuy nhiên, hiện tại tất cả các lò phản ứng đều ngừng hoạt động, một phần do bị hư hỏng sau thảm họa kép ngày 11/3/2011, một phần do phải ngừng để kiểm tra định kỳ. Điều này dẫn tới những quan ngại về nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng ở Nhật Bản.
Đáng chú ý, ở khu vực Kansai - nơi có Nhà máy điện hạt nhân Oi, tình hình thiếu điện có thể sẽ rất trầm trọng bởi vì điện hạt nhân đã từng chiếm tới 50% tổng công suất phát điện ở đây.
Một nhóm công tác của Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra kết luận trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ điện của khu vực Kansai năm 2010. Nếu hai lò phản ứng không được đưa vào hoạt động, chênh lệch cung-cầu điện ở khu vực này sẽ lên tới 14,9% trong các tháng Bảy và Tám, cao hơn nhiều so với con số 9,2% dự báo cho cả nước.
Trong bối cảnh đó, ngày 16/6, tại cuộc gặp với Thủ tướng Yoshihiko Noda ở Tokyo, ông Issei Nishikawa, Tỉnh trưởng tỉnh Fukui đã khẳng định, tỉnh Fukui - nơi có nhiều lò phản ứng nhất ở Nhật Bản - đồng ý để các lò phản ứng số ba và bốn của Nhà máy điện hạt nhân Oi hoạt động trở lại.
Ông Nishikawa giải thích rằng, quyết định này được đưa ra “nhằm giúp đảm bảo sự ổn định của cuộc sống người dân và các ngành công nghiệp ở Kansai,” khu vực sẽ nhận được điện từ nhà máy này. Ngay sau khi nhận được thông báo của ông Nishikawa, Thủ tướng Noda đã công bố quyết định tái khởi động các lò phản ứng này.
Cùng với các lò phản ứng đó, nhiều khả năng lò phản ứng số ba của Nhà máy điện hạt nhân Ikata ở tỉnh Ehime và hai lò phản ứng khác của Nhà máy điện hạt nhân Tomari ở tỉnh Hokkaido cũng sẽ được phép tái khởi động.
Mặc dù vậy, tình trạng thiếu điện vẫn sẽ diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương trong thời gian tới bởi vì không riêng Kansai mà các khu vực khác ở Nhật Bản như Hokkaido, Shikoku và Kyushu cũng có tỷ lệ phụ thuộc vào điện hạt nhân cao (khoảng 40%).
Nếu tình trạng thiếu điện tiếp tục kéo dài, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản và biến xu hướng di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài của các doanh nghiệp nước này thành một trào lưu thực sự.
Tương lai điện hạt nhân vẫn ảm đạm
Theo quy định hiện hành ở Nhật Bản, cứ sau 13 tháng hoạt động, các lò phản ứng phải tạm ngừng để kiểm tra định kỳ. Để tái khởi động các lò phản ứng này, các công ty điện lực phải nhận được sự đồng ý của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima, phong trào phản đối năng lượng hạt nhân đã gia tăng mạnh mẽ ở Nhật Bản. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy, đa số người Nhật phản đối sử dụng năng lượng hạt nhân.
Chính vì vậy, hầu như tất cả các công ty điện lực của Nhật Bản đều gặp khó khăn trong việc thuyết phục chính quyền và người dân các địa phương để được tái khởi động các lò phản ứng sau các cuộc kiểm tra định kỳ.
Sau khi lò phản ứng số ba của Nhà máy điện hạt nhân Tomari ở tỉnh Hokkaido ngừng hoạt động vào ngày 5/5, không có lò phản ứng nào ở Nhật Bản còn hoạt động. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1970, người dân ở xứ sở hoa anh đào sống thiếu điện hạt nhân.
Trên thực tế, để khắc phục tình trạng thiếu điện, kể từ giữa năm 2011, các công ty điện lực ở Nhật Bản đã đẩy mạnh nỗ lực tái khởi động hoặc xây mới các nhà máy nhiệt điện.
Tuy nhiên, theo tính toán của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), nước này sẽ tốn khoảng 3.000 tỷ yen (38 tỷ USD) để bù đắp lượng điện thiếu hụt do các nhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động nếu sử dụng các nhà máy nhiệt điện chạy dầu hoặc khí đốt hóa lỏng. Đây là số tiền không hề nhỏ, ngay cả đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới như Nhật Bản.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị ở các quốc gia Trung Đông, khu vực cung cấp tới 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản, vẫn nhiều bất ổn nên nguồn cung nhiên liệu từ khu vực này có nhiều rủi ro.
Trong khi đó, Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung vẫn chưa giải quyết được các khó khăn về mặt công nghệ để giảm giá thành khai thác năng lượng tái sinh nên các nguồn năng lượng sạch này vẫn chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng công suất phát điện ở Nhật Bản.
Chính vì vậy, Thủ tướng Noda khẳng định năng lượng hạt nhân sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu điện và giá điện tăng, đồng thời hạn chế sự phụ thuộc nguy hiểm của Nhật Bản vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu.
Bên cạnh đó, theo Bộ Môi trường, nếu các nhà máy điện hạt nhân không thể hoạt động trở lại và được thay thế bằng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, lượng khí CO2 thải ra từ các nhà máy nhiệt điện sẽ là 190 triệu tấn. Con số này cao hơn 15% so với tổng lượng khí thải CO2 từ các nhà máy điện ở Nhật Bản vào năm 1990. Điều này khiến Nhật Bản không thể thực hiện các mục tiêu về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, theo ước tính của METI, nếu bị buộc phải dỡ bỏ 50 lò phản ứng (không kể bốn lò phản ứng đang gặp sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I), các công ty điện lực Nhật Bản sẽ bị thiệt hại khoảng 4.390 tỷ yen trong tài khóa này. Đây là một số tiền không nhỏ trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản đang phải đối phó với vô vàn khó khăn trong thời kỳ hậu thảm họa kép.
Với những lý do đó, những người đứng đầu các tỉnh phía Tây Nhật Bản, vốn từng phản đối việc tái khởi động hai lò phản ứng ở Nhà máy điện hạt nhân Oi, cũng đã phải thay đổi quan điểm. Liên minh các chính quyền khu vực Kansai đã đồng ý với quyết định của Thủ tướng Noda.
Mặc dù vậy, những diễn biến mới nhất ở Nhật Bản không có nghĩa năng lượng hạt nhân sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước này do sự phản đối quyết liệt của người dân, nhất là sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima.
Phát biểu sau khi Thủ tướng Noda công bố quyết định tái khởi động hai lò phản ứng ở Nhà máy điện hạt nhân Oi, Bộ trưởng METI Yukio Edano khẳng định quan điểm dài hạn của Chính phủ về việc giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân vẫn không thay đổi.
Theo các chuyên gia phân tích, nhiều khả năng các cuộc tranh luận sắp tới về năng lượng hạt nhân ở Nhật Bản sẽ tập trung vào việc liệu có nên tái khởi động các lò phản ứng đang tạm ngừng hoạt động để kiểm tra định kỳ hay không và khi nào sẽ thực hiện điều đó./.
Thanh Tùng (TTXVN)