Diễn đàn Đông Á lần thứ 8 với chủ đề “Tăng cường kết nối vì liên kết khu vực và xây dựng cộng đồng tại Đông Á" đã diễn ra trong hai ngày 26-27/8, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng).
Diễn đàn Đông Á là cơ chế đối thoại thường niên với sự tham gia của đại diện các chính phủ, giới học thuật và doanh nghiệp của 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhằm trao đổi ý tưởng và thảo luận cách thức thúc đẩy hợp tác, liên kết khu vực và xây dựng cộng đồng ở Đông Á.
Thay mặt Chính phủ, khai mạc điễn đàn, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định tầm nhìn về một cộng đồng Đông Á hoà bình, ổn định, thịnh vượng và tiến bộ, đang dần được hình thành trên thực tế.
Hiện nay Đông Á là một trong những khu vực có nhiều tiềm năng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và năng động. Kể từ năm 1997 đến nay, hợp tác và liên kết khu vực đạt được nhiều kết quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó hợp tác và liên kết kinh tế là lĩnh vực đi đầu, tạo tiền đề quan trọng của quá trình xây dựng cộng đồng.
Mức độ liên kết kinh tế-thương mại giữa các nước ở khu vực Đông Á ngày càng trở nên sâu sắc, với một mạng lưới các thỏa thuận mậu dịch tự do (FTA) song phương và đa phương.
Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh chênh lệch trình độ phát triển, hạn chế về hạ tầng cơ sở và những khác biệt về văn hóa đang là những thách thức rất lớn.
Do đó, ngoài hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, giao lưu nhân dân, xây dựng ý thức cộng đồng và bản sắc khu vực, một trọng tâm cho hợp tác trong thời gian tới là tăng cường tính kết nối giữa các nền kinh tế về cả hạ tầng cơ sở lẫn con người.
Để phát triển và tăng cường kết nối ở Đông Á, cần có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước và doanh nghiệp, và sự tham gia đóng góp của người dân, để cộng đồng Đông Á thật sự là cộng đồng kết nối thông suốt và của người dân, phục vụ lợi ích của người dân.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận cách thức hợp tác nhằm gia tăng kết nối, thảo luận vai trò của chính phủ và doanh nghiệp trong phát triển các dự án chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở...
Các đại biểu Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đánh giá cao việc ASEAN đang hoàn tất Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN để trình Cấp cao ASEAN lần thứ 17 tới tại Hà Nội, cho rằng kết nối ASEAN sẽ là cơ sở quan trọng cho cộng đồng ASEAN và phát triển kết nối với các bên đối tác.
Các nước đối tác cũng khẳng định sẽ hỗ trợ ASEAN thực hiện thành công Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN và sẽ cùng ASEAN nghiên cứu các hình thức nhằm thu hút đầu tư của tư nhân cho phát triển hạ tầng cứng và mềm, hỗ trợ nâng cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác khoa học-công nghệ…
Các đại biểu cho rằng, với sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong khu vực, trong 20 năm tới, Đông Á sẽ có thể trở thành một khu vực có đầy đủ cơ sở hạ tầng được kết nối thông suốt, trong đó ASEAN là trung tâm của các mối liên kết./.
Diễn đàn Đông Á là cơ chế đối thoại thường niên với sự tham gia của đại diện các chính phủ, giới học thuật và doanh nghiệp của 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhằm trao đổi ý tưởng và thảo luận cách thức thúc đẩy hợp tác, liên kết khu vực và xây dựng cộng đồng ở Đông Á.
Thay mặt Chính phủ, khai mạc điễn đàn, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định tầm nhìn về một cộng đồng Đông Á hoà bình, ổn định, thịnh vượng và tiến bộ, đang dần được hình thành trên thực tế.
Hiện nay Đông Á là một trong những khu vực có nhiều tiềm năng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và năng động. Kể từ năm 1997 đến nay, hợp tác và liên kết khu vực đạt được nhiều kết quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó hợp tác và liên kết kinh tế là lĩnh vực đi đầu, tạo tiền đề quan trọng của quá trình xây dựng cộng đồng.
Mức độ liên kết kinh tế-thương mại giữa các nước ở khu vực Đông Á ngày càng trở nên sâu sắc, với một mạng lưới các thỏa thuận mậu dịch tự do (FTA) song phương và đa phương.
Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh chênh lệch trình độ phát triển, hạn chế về hạ tầng cơ sở và những khác biệt về văn hóa đang là những thách thức rất lớn.
Do đó, ngoài hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, giao lưu nhân dân, xây dựng ý thức cộng đồng và bản sắc khu vực, một trọng tâm cho hợp tác trong thời gian tới là tăng cường tính kết nối giữa các nền kinh tế về cả hạ tầng cơ sở lẫn con người.
Để phát triển và tăng cường kết nối ở Đông Á, cần có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước và doanh nghiệp, và sự tham gia đóng góp của người dân, để cộng đồng Đông Á thật sự là cộng đồng kết nối thông suốt và của người dân, phục vụ lợi ích của người dân.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận cách thức hợp tác nhằm gia tăng kết nối, thảo luận vai trò của chính phủ và doanh nghiệp trong phát triển các dự án chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở...
Các đại biểu Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đánh giá cao việc ASEAN đang hoàn tất Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN để trình Cấp cao ASEAN lần thứ 17 tới tại Hà Nội, cho rằng kết nối ASEAN sẽ là cơ sở quan trọng cho cộng đồng ASEAN và phát triển kết nối với các bên đối tác.
Các nước đối tác cũng khẳng định sẽ hỗ trợ ASEAN thực hiện thành công Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN và sẽ cùng ASEAN nghiên cứu các hình thức nhằm thu hút đầu tư của tư nhân cho phát triển hạ tầng cứng và mềm, hỗ trợ nâng cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác khoa học-công nghệ…
Các đại biểu cho rằng, với sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong khu vực, trong 20 năm tới, Đông Á sẽ có thể trở thành một khu vực có đầy đủ cơ sở hạ tầng được kết nối thông suốt, trong đó ASEAN là trung tâm của các mối liên kết./.
(TTXVN/Vietnam+)