Diễn đàn quốc tế ASEM (Hợp tác Á-Âu) trong ứng phó với biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hạ Long (Quảng Ninh) trong hai ngày 6 và 7/9 với mục tiêu Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã sớm phê chuẩn và tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto (KP).
Chính phủ cũng có nhiều văn bản và ý kiến chỉ đạo các hoạt động về biến đổi khí hậu và chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối quốc gia để thực hiện các hoạt động này.
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, đầu năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng.
Cuối năm 2010, Bộ đã hoàn thành việc cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu và đến năm 2015 tiếp tục cập nhật các kịch bản cho các giai đoạn đến năm 2100.
Do đó, Diễn đàn ASEM lần này là một trong những nội dung cụ thể hóa Đề án tổng thể và Chương trình hành động của Chính phủ về quan hệ Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2010 và định hướng tới 2015, nhất là trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Qua đó, EU và các nước thành viên trong EU tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Diễn đàn ASEM về ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ trao đổi và thảo luận những nội dung chính như tác động của biến đổi khí hậu - tính dễ tổn thương và thích ứng; cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế cácbon thấp; hợp tác ASEM trong các nỗ lực toàn cầu.../.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã sớm phê chuẩn và tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto (KP).
Chính phủ cũng có nhiều văn bản và ý kiến chỉ đạo các hoạt động về biến đổi khí hậu và chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối quốc gia để thực hiện các hoạt động này.
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, đầu năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng.
Cuối năm 2010, Bộ đã hoàn thành việc cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu và đến năm 2015 tiếp tục cập nhật các kịch bản cho các giai đoạn đến năm 2100.
Do đó, Diễn đàn ASEM lần này là một trong những nội dung cụ thể hóa Đề án tổng thể và Chương trình hành động của Chính phủ về quan hệ Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2010 và định hướng tới 2015, nhất là trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Qua đó, EU và các nước thành viên trong EU tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Diễn đàn ASEM về ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ trao đổi và thảo luận những nội dung chính như tác động của biến đổi khí hậu - tính dễ tổn thương và thích ứng; cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế cácbon thấp; hợp tác ASEM trong các nỗ lực toàn cầu.../.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)