Phiên chất vấn, trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bắt đầu cuối giờ chiều 13/11 với hàng loạt các câu hỏi về những vấn đề đang gây nhiều bức xúc trong công tác chăm sóc sức khỏe của người dân như bất cập trong quản lý đã khiến giá thuốc bị đẩy cao, tác động của việc tăng viện phí, thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh...
Bộ Y tế vừa sản xuất, vừa kê đơn, vừa quản lý giá thuốc là vừa đá bóng, vừa thổi còi
Các đại biểu: Phạm Xuân Thường (Thái Bình), Trương Văn Vở (Đồng Nai) chất vấn Bộ trưởng Y tế về việc vì sao thuốc qua đấu thầu lại đắt hơn giá thị trường trong khi lẽ ra phải rẻ hơn?
Thực trạng cùng một địa phương nhưng mỗi cơ sở khám, điều trị lại bán thuốc với giá khác nhau với mức độ chênh lệch lớn?
“Với tư cách là đơn vị chủ quản, thái độ của Bộ Y tế như thế nào trước nghịch lý này?” - trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, giá thuốc đã bị đẩy cao so với mức niêm yết trung bình từ 10-20%.
Liệt kê một loạt các nguyên nhân, Bộ trưởng cho biết: Giá thuốc khi tới tay bệnh nhân đã phải đi lòng vòng qua nhiều khâu trung gian; công ty dược bắt tay với thầy thuốc để kê đơn biệt dược hưởng chênh lệch; kết quả đấu thầu tại cơ sở khám chữa bệnh cao hơn giá niêm yết bên ngoài... đã tạo nên thực trạng trên.
Về việc giá thuốc sau khi đấu thầu lại cao hơn với giá niêm yết đã kê khai trước đó, Bộ trưởng cho biết, nguyên nhân xuất phát từ những quy định bất hợp lý trong thông tư, quy định đấu thầu giá thuốc. Quy định chỉ chia nhóm thuốc theo công dụng chứ không chia theo xuất xứ.
Tự chỉ ra một bất cập lớn của ngành, người đứng đầu ngành Y tế cả nước cho rằng, quy định cho các đơn vị khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế quản lý giá thuốc là không hợp lý vì như vậy chẳng khác gì “vừa đá bóng, vừa thổi còi” vì Bộ vừa sản xuất, vừa kê thuốc, vừa quản lý giá thuốc. Bộ trưởng thẳng thắn: Không nên để tình trạng này tiếp tục diễn ra. Bộ Y tế chỉ nên quản lý về chuyên môn, đảm bảo đủ thuốc đến tay người bệnh.
Để giải quyết căn cơ thực trạng này, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư chia các nhóm thuốc thành xuất xứ khác nhau trên cơ sở kỹ thuật; đồng thời quy định giá đấu thầu phải thấp hơn giá trước đó kê khai để quản lý. Bộ Y tế cũng đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập Ủy ban đấu giá quốc gia về thuốc với sự tham gia của liên ngành: Tài chính, Bảo hiểm xã hội, Y tế để đảm bảo cân đối, xem xét và đưa ra giá thấp nhất.
Bên cạnh đó, Bộ cũng ban hành quy định quy chế kê đơn thuốc, hạn chế dùng biệt dược để thống nhất áp dụng trên cả nước. Tuy nhiên, các giải pháp dù khá mạnh dạn nhưng chưa tạo đột phá vì vẫn chưa minh bạch được mọi khâu. Luật Dược đang xây dựng hướng tới quy định thuốc là mặt hàng thiết yếu (cũng như xăng dầu) cần phải có bộ chuyên ngành quản lý giá (Bộ Tài chính) đảm nhiệm, Bộ trưởng kết thúc vấn đề.
Tăng giá dịch vụ y tế, người nghèo hưởng lợi
Trả lời câu hỏi của các đại biểu xung quanh tác động của việc tăng giá dịch vụ y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giãi bày: Qua nhiều nhiệm kỳ, 8 lần Bộ Y tế có ý định trình tăng giá dịch vụ nhưng vẫn không được.
Bộ trưởng khẳng định việc tăng giá sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho những người nghèo, người tham gia Bảo hiểm Y tế, trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo Bộ trưởng, cần tiến tới một giai đoạn như các nước đã bảo hiểm toàn dân. Tức là người bệnh chỉ biết chữa bệnh và bệnh viện chỉ biết chăm sóc, việc thanh toán tiền là giữa cơ quan trả tiền là bảo hiểm xã hội và cơ quan thực hiện nhiệm vụ đó là bệnh viện.
Bộ trưởng cũng thông tin thêm, đối với cơ sở khám chữa bệnh, sau nhiều cuộc giao ban, các giám đốc bệnh viện đều khẳng định: Nếu không thay đổi giá dịch vụ, bệnh viện công không tồn tại được.
Mất cân bằng giới tính
Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Huỳnh Tấn Dương (Hải Dương) về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, Bộ trưởng Bộ Y tế xác nhận: Tình trạng này ngày càng trầm trọng, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Có tỉnh, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái ra đời hiện đã chênh đến mức 130/100. Đáng chú ý là việc chọn giới tính thai nhi không chỉ thể hiện ở lần sinh con thứ 3 trong các gia đình mà ở ngay lần sinh đầu tiên sau một vài tuần đầu.
Bộ trưởng thẳng thắn nói: “Việc này dẫn đến hệ quả, thế hệ tới đây, nhiều đàn ông không lấy được vợ”. Hiện tượng buôn bán phụ nữ qua biên giới đã tác động đến Việt Nam từ hệ quả của hiện tượng lệch giới tính tương tự ở các nước lân cận. Đây không phải là nguyên nhân xã hội mà đơn thuần do nguyên nhân văn hóa, tư tưởng, nguyên nhân là các ông đàn ông muốn có con trai nối dõi tông đường.
Trả lời về phương cách giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính, Bộ trưởng cho rằng, Bộ Y tế chỉ có thể là xử phạt hành vi siêu âm lựa chọn giới tính thai nhi; tổ chức kiểm tra. Bộ trưởng Y tế đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc này ngay tại địa phương mình, đồng thời đề nghị các cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là các cơ quan truyền thông, cả xã hội phải tích cực vào cuộc hơn nữa.
Cũng trong phần trả lời chiều nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời một số câu hỏi của các đại biểu xung quanh công tác quản lý tiền chất, quản lý hoạt động khám chữa bệnh có yếu tố nước ngoài./.
Bộ Y tế vừa sản xuất, vừa kê đơn, vừa quản lý giá thuốc là vừa đá bóng, vừa thổi còi
Các đại biểu: Phạm Xuân Thường (Thái Bình), Trương Văn Vở (Đồng Nai) chất vấn Bộ trưởng Y tế về việc vì sao thuốc qua đấu thầu lại đắt hơn giá thị trường trong khi lẽ ra phải rẻ hơn?
Thực trạng cùng một địa phương nhưng mỗi cơ sở khám, điều trị lại bán thuốc với giá khác nhau với mức độ chênh lệch lớn?
“Với tư cách là đơn vị chủ quản, thái độ của Bộ Y tế như thế nào trước nghịch lý này?” - trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, giá thuốc đã bị đẩy cao so với mức niêm yết trung bình từ 10-20%.
Liệt kê một loạt các nguyên nhân, Bộ trưởng cho biết: Giá thuốc khi tới tay bệnh nhân đã phải đi lòng vòng qua nhiều khâu trung gian; công ty dược bắt tay với thầy thuốc để kê đơn biệt dược hưởng chênh lệch; kết quả đấu thầu tại cơ sở khám chữa bệnh cao hơn giá niêm yết bên ngoài... đã tạo nên thực trạng trên.
Về việc giá thuốc sau khi đấu thầu lại cao hơn với giá niêm yết đã kê khai trước đó, Bộ trưởng cho biết, nguyên nhân xuất phát từ những quy định bất hợp lý trong thông tư, quy định đấu thầu giá thuốc. Quy định chỉ chia nhóm thuốc theo công dụng chứ không chia theo xuất xứ.
Tự chỉ ra một bất cập lớn của ngành, người đứng đầu ngành Y tế cả nước cho rằng, quy định cho các đơn vị khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế quản lý giá thuốc là không hợp lý vì như vậy chẳng khác gì “vừa đá bóng, vừa thổi còi” vì Bộ vừa sản xuất, vừa kê thuốc, vừa quản lý giá thuốc. Bộ trưởng thẳng thắn: Không nên để tình trạng này tiếp tục diễn ra. Bộ Y tế chỉ nên quản lý về chuyên môn, đảm bảo đủ thuốc đến tay người bệnh.
Để giải quyết căn cơ thực trạng này, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư chia các nhóm thuốc thành xuất xứ khác nhau trên cơ sở kỹ thuật; đồng thời quy định giá đấu thầu phải thấp hơn giá trước đó kê khai để quản lý. Bộ Y tế cũng đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập Ủy ban đấu giá quốc gia về thuốc với sự tham gia của liên ngành: Tài chính, Bảo hiểm xã hội, Y tế để đảm bảo cân đối, xem xét và đưa ra giá thấp nhất.
Bên cạnh đó, Bộ cũng ban hành quy định quy chế kê đơn thuốc, hạn chế dùng biệt dược để thống nhất áp dụng trên cả nước. Tuy nhiên, các giải pháp dù khá mạnh dạn nhưng chưa tạo đột phá vì vẫn chưa minh bạch được mọi khâu. Luật Dược đang xây dựng hướng tới quy định thuốc là mặt hàng thiết yếu (cũng như xăng dầu) cần phải có bộ chuyên ngành quản lý giá (Bộ Tài chính) đảm nhiệm, Bộ trưởng kết thúc vấn đề.
Tăng giá dịch vụ y tế, người nghèo hưởng lợi
Trả lời câu hỏi của các đại biểu xung quanh tác động của việc tăng giá dịch vụ y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giãi bày: Qua nhiều nhiệm kỳ, 8 lần Bộ Y tế có ý định trình tăng giá dịch vụ nhưng vẫn không được.
Bộ trưởng khẳng định việc tăng giá sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho những người nghèo, người tham gia Bảo hiểm Y tế, trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo Bộ trưởng, cần tiến tới một giai đoạn như các nước đã bảo hiểm toàn dân. Tức là người bệnh chỉ biết chữa bệnh và bệnh viện chỉ biết chăm sóc, việc thanh toán tiền là giữa cơ quan trả tiền là bảo hiểm xã hội và cơ quan thực hiện nhiệm vụ đó là bệnh viện.
Bộ trưởng cũng thông tin thêm, đối với cơ sở khám chữa bệnh, sau nhiều cuộc giao ban, các giám đốc bệnh viện đều khẳng định: Nếu không thay đổi giá dịch vụ, bệnh viện công không tồn tại được.
Mất cân bằng giới tính
Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Huỳnh Tấn Dương (Hải Dương) về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, Bộ trưởng Bộ Y tế xác nhận: Tình trạng này ngày càng trầm trọng, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Có tỉnh, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái ra đời hiện đã chênh đến mức 130/100. Đáng chú ý là việc chọn giới tính thai nhi không chỉ thể hiện ở lần sinh con thứ 3 trong các gia đình mà ở ngay lần sinh đầu tiên sau một vài tuần đầu.
Bộ trưởng thẳng thắn nói: “Việc này dẫn đến hệ quả, thế hệ tới đây, nhiều đàn ông không lấy được vợ”. Hiện tượng buôn bán phụ nữ qua biên giới đã tác động đến Việt Nam từ hệ quả của hiện tượng lệch giới tính tương tự ở các nước lân cận. Đây không phải là nguyên nhân xã hội mà đơn thuần do nguyên nhân văn hóa, tư tưởng, nguyên nhân là các ông đàn ông muốn có con trai nối dõi tông đường.
Trả lời về phương cách giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính, Bộ trưởng cho rằng, Bộ Y tế chỉ có thể là xử phạt hành vi siêu âm lựa chọn giới tính thai nhi; tổ chức kiểm tra. Bộ trưởng Y tế đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc này ngay tại địa phương mình, đồng thời đề nghị các cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là các cơ quan truyền thông, cả xã hội phải tích cực vào cuộc hơn nữa.
Cũng trong phần trả lời chiều nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời một số câu hỏi của các đại biểu xung quanh công tác quản lý tiền chất, quản lý hoạt động khám chữa bệnh có yếu tố nước ngoài./.
Quang Vũ (TTXVN)