Nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2013, chiều 7/6, tại Hà Tĩnh, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam lần 4 với chủ đề “Phát triển kinh tế xanh, triển vọng và thách thức.”
Diễn đàn có sự tham gia của các bộ, ngành Trung ương và đại diện lãnh đạo 28 tỉnh, thành có biển trong cả nước.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đăng Đạo khẳng định diễn đàn là một trong các sự kiện chính của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hàng năm.
Qua ba lần tổ chức, diễn đàn đã giúp cộng đồng hiểu rõ tiềm năng, triển vọng và thách thức trong mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế biển, triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; đồng thời tạo ra một kênh trao đổi thông tin, đối thoại chính sách thiết thực, giúp các cơ quan hoạch định chính sách ở các cấp có thêm thông tin hữu ích để đưa ra các chính sách phù hợp hơn.
Để đạt được mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tạo ra một “nền kinh tế xanh” trong khi trình độ khai thác biển của nước ta vẫn lạc hậu so với khu vực nên Việt Nam sẽ phải nỗ lực xây dựng một nền công nghiệp hiện đại; phát triển kinh tế biển hiệu quả, bền vững, có khả năng hội nhập quốc tế; có phương thức quản lý tổng hợp biển theo không gian và bảo đảm an ninh chủ quyền vùng biển.
Các đại biểu tham dự diễn đàn đều thống nhất đánh giá tiềm năng không gian biển cho phát triển của Việt Nam rất lớn, tập trung vào các mảng không gian như vùng duyên hải, biển, đảo và đại dương. Việc tổ chức sử dụng hợp lý các mảng không gian này trong mối liên kết và tương tác giữa chúng với nhau là một vấn đề cấp bách, lâu dài và khá mới mẻ ở Việt Nam.
Phát triển “kinh tế biển xanh” ở Việt Nam đang phải đối mặt với các nguy cơ của biến đổi khí hậu, tình trạng axit hóa đại dương, phát triển nghề cá và nuôi trồng hải sản thiếu bền vững, ô nhiễm và chất thải, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển của các hoạt động sản xuất công nghiệp ven bờ, khai thác tài nguyên biển.
Diễn đàn đã thu hút 8 tham luận của các đại biểu, các nhà khoa học, các học giả, nhà nghiên cứu chuyên ngành về các vấn đề lớn và trọng tâm như: Quy hoạch phát triển các cửa ngõ ra biển tầm khu vực và quốc tế Việt Nam; Chiến lược phát triển kinh tế biển vùng Bắc Trung bộ trong dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong khu vực đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Định hình hướng đi mới cho các khu kinh tế ven biển Việt Nam; Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển.
Tỉnh Hà Tĩnh đã giới thiệu về tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh với bờ biển dài 137 km, 3 đảo nhỏ, 4 cảng thương mại và cảng cá, trong đó cảng Vũng Áng và cảng Sơn Dương đang xây dựng đáp ứng cho tàu hàng vạn tấn cập bến... Đặc biệt khu kinh tế Vũng Áng đang được coi là điểm sáng trong việc thu hút đầu tư.
Dự kiến, Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam lần thứ 5 sẽ diễn ra tại Phú Quốc-Kiên Giang./.
Diễn đàn có sự tham gia của các bộ, ngành Trung ương và đại diện lãnh đạo 28 tỉnh, thành có biển trong cả nước.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đăng Đạo khẳng định diễn đàn là một trong các sự kiện chính của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hàng năm.
Qua ba lần tổ chức, diễn đàn đã giúp cộng đồng hiểu rõ tiềm năng, triển vọng và thách thức trong mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế biển, triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; đồng thời tạo ra một kênh trao đổi thông tin, đối thoại chính sách thiết thực, giúp các cơ quan hoạch định chính sách ở các cấp có thêm thông tin hữu ích để đưa ra các chính sách phù hợp hơn.
Để đạt được mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tạo ra một “nền kinh tế xanh” trong khi trình độ khai thác biển của nước ta vẫn lạc hậu so với khu vực nên Việt Nam sẽ phải nỗ lực xây dựng một nền công nghiệp hiện đại; phát triển kinh tế biển hiệu quả, bền vững, có khả năng hội nhập quốc tế; có phương thức quản lý tổng hợp biển theo không gian và bảo đảm an ninh chủ quyền vùng biển.
Các đại biểu tham dự diễn đàn đều thống nhất đánh giá tiềm năng không gian biển cho phát triển của Việt Nam rất lớn, tập trung vào các mảng không gian như vùng duyên hải, biển, đảo và đại dương. Việc tổ chức sử dụng hợp lý các mảng không gian này trong mối liên kết và tương tác giữa chúng với nhau là một vấn đề cấp bách, lâu dài và khá mới mẻ ở Việt Nam.
Phát triển “kinh tế biển xanh” ở Việt Nam đang phải đối mặt với các nguy cơ của biến đổi khí hậu, tình trạng axit hóa đại dương, phát triển nghề cá và nuôi trồng hải sản thiếu bền vững, ô nhiễm và chất thải, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển của các hoạt động sản xuất công nghiệp ven bờ, khai thác tài nguyên biển.
Diễn đàn đã thu hút 8 tham luận của các đại biểu, các nhà khoa học, các học giả, nhà nghiên cứu chuyên ngành về các vấn đề lớn và trọng tâm như: Quy hoạch phát triển các cửa ngõ ra biển tầm khu vực và quốc tế Việt Nam; Chiến lược phát triển kinh tế biển vùng Bắc Trung bộ trong dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong khu vực đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Định hình hướng đi mới cho các khu kinh tế ven biển Việt Nam; Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển.
Tỉnh Hà Tĩnh đã giới thiệu về tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh với bờ biển dài 137 km, 3 đảo nhỏ, 4 cảng thương mại và cảng cá, trong đó cảng Vũng Áng và cảng Sơn Dương đang xây dựng đáp ứng cho tàu hàng vạn tấn cập bến... Đặc biệt khu kinh tế Vũng Áng đang được coi là điểm sáng trong việc thu hút đầu tư.
Dự kiến, Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam lần thứ 5 sẽ diễn ra tại Phú Quốc-Kiên Giang./.
(TTXVN)