Trong khuôn khổ Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt-Trung 2012, Diễn đàn hữu nghị nhân dân Việt-Trung đã diễn ra tại thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày 19/11.
Đoàn đại biểu nhân dân Việt Nam tham dự diễn đàn với 96 đại biểu do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc làm trưởng đoàn.
Tham dự diễn đàn có Hội trưởng Hội hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam Vương Kim Sơn; Phó Hội trưởng Hội hữu nghị Đối ngoại nhân dân Trung Quốc Phùng Tá Khố cùng đại diện lãnh đạo thành phố Liễu Châu và các đại biểu nhân dân Trung Quốc.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, thay mặt Hội hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, ông Tề Kiến Quốc, Phó Hội trưởng Hội hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã nhiệt liệt hoan nghênh các đại biểu hai nước tham dự diễn đàn.
Ông Tề Kiến Quốc ôn lại mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh mối tình hữu nghị của hai nước Trung Quốc-Việt Nam là do thế hệ lãnh đạo tiền bối như Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp...
Bước vào thế kỷ 21, quan hệ hai nước cũng bước sang một giai đoạn phát triển mới. Hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục... giành được nhiều thành quả to lớn, trong đó ấn tượng nhất là hợp tác về kinh tế thương mại.
Năm 2011, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã vượt 40 tỷ USD. Chín tháng đầu năm 2012, kim ngạch thương mại song phương tăng 20% so với cùng kỳ năm 2011. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ nhất của Việt Nam trong 8 năm liền.
Ông Tề Kiến Quốc cho rằng kể từ năm 2009, Hội hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc đã tổ chức 4 diễn đàn nhân dân. Những hoạt động này là dịp để các đại biểu nhân dân Trung Quốc và Việt Nam trao đổi sâu sắc về các vấn đề còn tồn tại, góp phần tăng cường hiểu biết, giao lưu giữa nhân dân hai nước.
Ông Tề Kiến Quốc tin tưởng rằng trong thời gian tới, Hội hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động giao lưu, hữu nghị, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.
Tại diễn đàn, ông Lê Văn Mẹo, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Cựu chiến binh Việt Nam phát biểu bày tỏ vinh dự được tham dự các hoạt động tại Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt-Trung 2012, trong đó có Diễn đàn hữu nghị nhân dân.
Ông Lê Văn Mẹo nhấn mạnh về truyền thống giúp đỡ nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam từ những năm tháng kháng chiến giải phóng dân tộc, về sự giúp đỡ nghĩa tình của chính quyền và nhân dân Quảng Tây (Trung Quốc) trước đây đã từng tiếp đón hàng nghìn học sinh Việt Nam sang học tập sau đó về phục vụ xây dựng đất nước...
Tham luận tại diễn đàn, ông Ôn Kỳ Châu, Giám đốc Di tích nơi ở cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giới thiệu về di tích tại Liễu Châu gồm núi Bàn Long cũ; địa điểm Lạc Quần xã; Hồng Lầu cũ. Năm 1997, chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã ra quyết định công nhận nơi ở cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đơn vị bảo vệ văn vật cấp tỉnh và năm 2006 được Quốc Vụ Viện nâng cấp là đơn vị bảo vệ văn vật cấp quốc gia.
Ông Ôn Kỳ Châu nhấn mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là bạn thân thiết với nhân dân Trung Quốc, người đã đóng góp công sức suốt đời của mình vào sự nghiệp độc lập và giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, vào công cuộc hòa bình và tiến bộ thế giới, vào mối tình hữu nghị của nhân dân hai nước Trung Quốc-Việt Nam... Những dấu tích lịch sử mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại như nơi cư trú cũ, tranh ảnh và chữ viết, cũng như tình cảm gắn bó keo sơn với nhân dân Trung Quốc nói chung và nhân dân Liễu Châu nói riêng từ lâu đã trở thành di sản văn hóa quý báu được kế thừa từ đời này qua đời khác.
Tại diễn đàn, các đại biểu Việt Nam trình bày một số tham luận về vai trò của công tác thông tin tuyên truyền trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc; về tình hình phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) với thành phố Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc)...
Các bài tham luận của đại biểu hai nước đã chuyển tải tình cảm, tình hữu nghị của các thế hệ nhân dân hai nước, thể hiện sự phát triển mới của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc./.
Đoàn đại biểu nhân dân Việt Nam tham dự diễn đàn với 96 đại biểu do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc làm trưởng đoàn.
Tham dự diễn đàn có Hội trưởng Hội hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam Vương Kim Sơn; Phó Hội trưởng Hội hữu nghị Đối ngoại nhân dân Trung Quốc Phùng Tá Khố cùng đại diện lãnh đạo thành phố Liễu Châu và các đại biểu nhân dân Trung Quốc.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, thay mặt Hội hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, ông Tề Kiến Quốc, Phó Hội trưởng Hội hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã nhiệt liệt hoan nghênh các đại biểu hai nước tham dự diễn đàn.
Ông Tề Kiến Quốc ôn lại mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh mối tình hữu nghị của hai nước Trung Quốc-Việt Nam là do thế hệ lãnh đạo tiền bối như Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp...
Bước vào thế kỷ 21, quan hệ hai nước cũng bước sang một giai đoạn phát triển mới. Hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục... giành được nhiều thành quả to lớn, trong đó ấn tượng nhất là hợp tác về kinh tế thương mại.
Năm 2011, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã vượt 40 tỷ USD. Chín tháng đầu năm 2012, kim ngạch thương mại song phương tăng 20% so với cùng kỳ năm 2011. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ nhất của Việt Nam trong 8 năm liền.
Ông Tề Kiến Quốc cho rằng kể từ năm 2009, Hội hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc đã tổ chức 4 diễn đàn nhân dân. Những hoạt động này là dịp để các đại biểu nhân dân Trung Quốc và Việt Nam trao đổi sâu sắc về các vấn đề còn tồn tại, góp phần tăng cường hiểu biết, giao lưu giữa nhân dân hai nước.
Ông Tề Kiến Quốc tin tưởng rằng trong thời gian tới, Hội hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động giao lưu, hữu nghị, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.
Tại diễn đàn, ông Lê Văn Mẹo, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Cựu chiến binh Việt Nam phát biểu bày tỏ vinh dự được tham dự các hoạt động tại Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt-Trung 2012, trong đó có Diễn đàn hữu nghị nhân dân.
Ông Lê Văn Mẹo nhấn mạnh về truyền thống giúp đỡ nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam từ những năm tháng kháng chiến giải phóng dân tộc, về sự giúp đỡ nghĩa tình của chính quyền và nhân dân Quảng Tây (Trung Quốc) trước đây đã từng tiếp đón hàng nghìn học sinh Việt Nam sang học tập sau đó về phục vụ xây dựng đất nước...
Tham luận tại diễn đàn, ông Ôn Kỳ Châu, Giám đốc Di tích nơi ở cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giới thiệu về di tích tại Liễu Châu gồm núi Bàn Long cũ; địa điểm Lạc Quần xã; Hồng Lầu cũ. Năm 1997, chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã ra quyết định công nhận nơi ở cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đơn vị bảo vệ văn vật cấp tỉnh và năm 2006 được Quốc Vụ Viện nâng cấp là đơn vị bảo vệ văn vật cấp quốc gia.
Ông Ôn Kỳ Châu nhấn mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là bạn thân thiết với nhân dân Trung Quốc, người đã đóng góp công sức suốt đời của mình vào sự nghiệp độc lập và giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, vào công cuộc hòa bình và tiến bộ thế giới, vào mối tình hữu nghị của nhân dân hai nước Trung Quốc-Việt Nam... Những dấu tích lịch sử mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại như nơi cư trú cũ, tranh ảnh và chữ viết, cũng như tình cảm gắn bó keo sơn với nhân dân Trung Quốc nói chung và nhân dân Liễu Châu nói riêng từ lâu đã trở thành di sản văn hóa quý báu được kế thừa từ đời này qua đời khác.
Tại diễn đàn, các đại biểu Việt Nam trình bày một số tham luận về vai trò của công tác thông tin tuyên truyền trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc; về tình hình phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) với thành phố Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc)...
Các bài tham luận của đại biểu hai nước đã chuyển tải tình cảm, tình hữu nghị của các thế hệ nhân dân hai nước, thể hiện sự phát triển mới của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc./.
(TTXVN)