Hướng tới một tiểu vùng Mekong phát triển là nội dung chính của Diễn đàn hợp tác phát triển và Hội chợ quốc tế thương mại và đầu tư Mekong năm 2009 sẽ diễn ra tại Việt Nam từ 30/11 đến 12/12.
Diễn đàn do Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Phát biểu với giới báo chí tại Hà Nội ngày 26/10, ông Lại Quang Thực, Chủ tịch Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia nêu rõ, Diễn đàn là hoạt động thiết thực nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đầu tư và tăng cường tình hữu nghị giữa các nước tiểu vùng sông Mekong nói riêng và các nước khác nói chung.
Ban Tổ chức cho biết, Phần Diễn đàn phát triển sẽ có 2 hội thảo là "Vượt khủng hoảng - Hướng tới một tiểu vùng Mekong (GMS) năng động và bền vững hơn" vào ngày 30/11 tại Hà Nội và "Hướng tới một GMS năng động" vào ngày 9/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban tổ chức khẳng định, Diễn đàn Mekong lần này sẽ góp phần quảng bá các sáng kiến hợp tác Mekong; giúp huy động vốn cho các dự án hợp tác GMS nói chung và cho các dự án hợp tác Mekong tại Việt Nam nói riêng.
Cũng trong ngày 9/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội chợ quốc tế thương mại và đầu tư Mekong năm 2009. Hội chợ có 300 gian hàng của một số quốc gia và vùng lãnh thổ về các chuyên đề: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu và sản phẩm công nghiệp, hóa chất, thương mại tổng hợp...
Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đã được hình thành từ năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với mục tiêu dài hạn là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác, nhanh chóng đưa tiểu vùng trở thành khu vực phát triển năng động, bền vững và thịnh vượng ở Đông Nam Á.
GMS bao gồm lãnh thổ các nước Campuchia, Việt Nam, Lào, Myanmar, Thái Lan và các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc.
Sau 15 năm thành lập, GMS đã có 14 sáng kiến hợp tác được đưa ra, trong đó sáng kiến Hợp tác kinh tế GMS có phạm vi hợp tác rộng lớn hơn, tổng thể hơn và đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho các nước trong khu vực này. Việt Nam đã và đang tích cực trong các hoạt động hợp tác khu vực GMS.
Trong khuôn khổ hợp tác này, nhiều dự án đã hoàn thành và nhiều công trình được đưa vào sử dụng. Các hợp tác mới đang liên tục được xây dựng và triển khai thể hiện rõ xu hướng và triển vọng hợp tác lâu dài của GMS./.
Diễn đàn do Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Phát biểu với giới báo chí tại Hà Nội ngày 26/10, ông Lại Quang Thực, Chủ tịch Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia nêu rõ, Diễn đàn là hoạt động thiết thực nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đầu tư và tăng cường tình hữu nghị giữa các nước tiểu vùng sông Mekong nói riêng và các nước khác nói chung.
Ban Tổ chức cho biết, Phần Diễn đàn phát triển sẽ có 2 hội thảo là "Vượt khủng hoảng - Hướng tới một tiểu vùng Mekong (GMS) năng động và bền vững hơn" vào ngày 30/11 tại Hà Nội và "Hướng tới một GMS năng động" vào ngày 9/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban tổ chức khẳng định, Diễn đàn Mekong lần này sẽ góp phần quảng bá các sáng kiến hợp tác Mekong; giúp huy động vốn cho các dự án hợp tác GMS nói chung và cho các dự án hợp tác Mekong tại Việt Nam nói riêng.
Cũng trong ngày 9/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội chợ quốc tế thương mại và đầu tư Mekong năm 2009. Hội chợ có 300 gian hàng của một số quốc gia và vùng lãnh thổ về các chuyên đề: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu và sản phẩm công nghiệp, hóa chất, thương mại tổng hợp...
Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đã được hình thành từ năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với mục tiêu dài hạn là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác, nhanh chóng đưa tiểu vùng trở thành khu vực phát triển năng động, bền vững và thịnh vượng ở Đông Nam Á.
GMS bao gồm lãnh thổ các nước Campuchia, Việt Nam, Lào, Myanmar, Thái Lan và các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc.
Sau 15 năm thành lập, GMS đã có 14 sáng kiến hợp tác được đưa ra, trong đó sáng kiến Hợp tác kinh tế GMS có phạm vi hợp tác rộng lớn hơn, tổng thể hơn và đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho các nước trong khu vực này. Việt Nam đã và đang tích cực trong các hoạt động hợp tác khu vực GMS.
Trong khuôn khổ hợp tác này, nhiều dự án đã hoàn thành và nhiều công trình được đưa vào sử dụng. Các hợp tác mới đang liên tục được xây dựng và triển khai thể hiện rõ xu hướng và triển vọng hợp tác lâu dài của GMS./.
(TTXVN/Vietnam+)