Ngày 21/8, Diễn đàn Đông Á (EAF) lần thứ 11 với chủ đề "Tăng cường kết nối con người" đã khai mạc tại cố đô Kyoto của Nhật Bản với chủ đề chính là về hợp tác du lịch nhiều hơn giữa 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Tham dự hội nghị có đại diện chính phủ, ngành du lịch các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nội dung chính của hội nghị kéo dài trong 2 ngày này là thảo luận về hợp tác du lịch giữa các nước ASEAN, về tầm quan trọng của du lịch trong khu vực, khuyến khích con người tương tác với nhau, trao đổi về văn hóa, lực lượng lao động, dịch vụ và các yếu tố sản xuất khác.
Trong bài phát biểu chủ trì phiên khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết mặc dù internet mang lại nhiều sự tiện lợi, nhưng một trải nghiệm cá nhân về những nền văn hóa đa dạng bằng cách đi du lịch nước khác là phương thức hiệu quả và quan trọng nhất để thiết lập sự hiểu biết chung và thúc đẩy lòng tin.
Trong khi đó, Đại sứ Myanmar tại Nhật Bản Khin Maung Tin nhấn mạnh đến thế mạnh tiềm năng du lịch của châu Á - vốn dựa vào các di sản văn hóa và các thắng cảnh tự nhiên - đòi hỏi cần có các dự án hạ tầng cơ sở công cộng tốt hơn. Ông nói thêm rằng các giải pháp thực tiễn đối với khách du lịch như tạo thuận lợi cho việc làm thị thực, sự phối hợp giữa các đại lý du lịch và tăng cường tính kết nối của hàng không... là những yếu tố quan trọng để phát triển ngành công nghiệp này.
Trong hội nghị kéo dài 2 ngày này, dự kiến, các đại biểu tham dự sẽ trao đổi quan điểm về hợp tác quốc tế đối với du lịch và sự phát triển bền vững của ngành du lịch tại châu Á./.
Tham dự hội nghị có đại diện chính phủ, ngành du lịch các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nội dung chính của hội nghị kéo dài trong 2 ngày này là thảo luận về hợp tác du lịch giữa các nước ASEAN, về tầm quan trọng của du lịch trong khu vực, khuyến khích con người tương tác với nhau, trao đổi về văn hóa, lực lượng lao động, dịch vụ và các yếu tố sản xuất khác.
Trong bài phát biểu chủ trì phiên khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết mặc dù internet mang lại nhiều sự tiện lợi, nhưng một trải nghiệm cá nhân về những nền văn hóa đa dạng bằng cách đi du lịch nước khác là phương thức hiệu quả và quan trọng nhất để thiết lập sự hiểu biết chung và thúc đẩy lòng tin.
Trong khi đó, Đại sứ Myanmar tại Nhật Bản Khin Maung Tin nhấn mạnh đến thế mạnh tiềm năng du lịch của châu Á - vốn dựa vào các di sản văn hóa và các thắng cảnh tự nhiên - đòi hỏi cần có các dự án hạ tầng cơ sở công cộng tốt hơn. Ông nói thêm rằng các giải pháp thực tiễn đối với khách du lịch như tạo thuận lợi cho việc làm thị thực, sự phối hợp giữa các đại lý du lịch và tăng cường tính kết nối của hàng không... là những yếu tố quan trọng để phát triển ngành công nghiệp này.
Trong hội nghị kéo dài 2 ngày này, dự kiến, các đại biểu tham dự sẽ trao đổi quan điểm về hợp tác quốc tế đối với du lịch và sự phát triển bền vững của ngành du lịch tại châu Á./.
(TTXVN)