Ngày 30/10 tới, Viện Nghiên cứu các Vấn đề Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore sẽ tổ chức Diễn đàn Việt Nam tại Singapore nhằm bàn thảo quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam cũng như những cơ hội và thách thức trong kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Tiến sỹ Aekapol Chongvilaivan, nhà nghiên cứu các vấn đề kinh tế khu vực thuộc ISEAS, cho biết Diễn đàn Việt Nam được tổ chức nhằm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Singapore.
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển song song với quan hệ thương mại và đầu tư.
Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam là địa điểm sản xuất của các công ty Singapore. Việt Nam cũng xem Singapore là nước hỗ trợ trong phát triển kinh tế và đô thị hóa.
Tuy nhiên, theo tiến sỹ Aekapol, có nhiều trở ngại đối với quá trình phát triển (tại Việt Nam) như việc Việt Nam đang phải đối mặt với hạn chế trong lĩnh vực nhân lực có chuyên môn cao hoặc trong lĩnh vực tài chính. Những thách thức đó của Việt Nam cũng chính là nội dung mà Diễn đàn Việt Nam thảo luận.
Về tác động của Hiệp định Đối tác Chiến lược đối với quan hệ kinh tế Việt Nam-Singapore trong thời gian tới, tiến sỹ Aekapol cho biết Thủ tướng Singapore và Thủ tướng Việt Nam đã chính thức tuyên bố Hiệp định Đối tác Chiến lược, đó là hòn đá tảng cho mối quan hệ song phương giữa hai nước, giúp hai nước tăng cường quan hệ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong quan hệ chính trị, kinh tế, giáo dục, đào tạo, đầu tư.
Quan hệ Đối tác Chiến lược là sáng kiến để chính phủ Singapore và chính phủ Việt Nam cùng nhau đưa ra những thỏa thuận và kế hoạch cho tương lai nhằm mục đích tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế.
Về đường lối kinh tế đối ngoại của Việt Nam, tiến sỹ Aekapol nhận xét bước ngoặt trong quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu là việc Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập tổ chức này đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và hoạt động thương mại của Việt Nam với thế giới.
Gần đây, Việt Nam tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sự tham gia của Việt Nam có lợi cho Việt Nam cũng như Singapore vì cả hai nước đều là thành viên của TPP.
Tiến sỹ Aekapol cho biết: “Là thành viên của TPP, Việt Nam sẽ phải tham gia các cuộc đàm phán sâu hơn và rộng hơn các cuộc đàm phán trong khối ASEAN. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ đầu tư và dịch vụ, những lĩnh vực có ý nghĩa đối với Việt Nam và cũng có lợi cho Singapore và ASEAN nói chung”./.
Tiến sỹ Aekapol Chongvilaivan, nhà nghiên cứu các vấn đề kinh tế khu vực thuộc ISEAS, cho biết Diễn đàn Việt Nam được tổ chức nhằm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Singapore.
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển song song với quan hệ thương mại và đầu tư.
Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam là địa điểm sản xuất của các công ty Singapore. Việt Nam cũng xem Singapore là nước hỗ trợ trong phát triển kinh tế và đô thị hóa.
Tuy nhiên, theo tiến sỹ Aekapol, có nhiều trở ngại đối với quá trình phát triển (tại Việt Nam) như việc Việt Nam đang phải đối mặt với hạn chế trong lĩnh vực nhân lực có chuyên môn cao hoặc trong lĩnh vực tài chính. Những thách thức đó của Việt Nam cũng chính là nội dung mà Diễn đàn Việt Nam thảo luận.
Về tác động của Hiệp định Đối tác Chiến lược đối với quan hệ kinh tế Việt Nam-Singapore trong thời gian tới, tiến sỹ Aekapol cho biết Thủ tướng Singapore và Thủ tướng Việt Nam đã chính thức tuyên bố Hiệp định Đối tác Chiến lược, đó là hòn đá tảng cho mối quan hệ song phương giữa hai nước, giúp hai nước tăng cường quan hệ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong quan hệ chính trị, kinh tế, giáo dục, đào tạo, đầu tư.
Quan hệ Đối tác Chiến lược là sáng kiến để chính phủ Singapore và chính phủ Việt Nam cùng nhau đưa ra những thỏa thuận và kế hoạch cho tương lai nhằm mục đích tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế.
Về đường lối kinh tế đối ngoại của Việt Nam, tiến sỹ Aekapol nhận xét bước ngoặt trong quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu là việc Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập tổ chức này đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và hoạt động thương mại của Việt Nam với thế giới.
Gần đây, Việt Nam tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sự tham gia của Việt Nam có lợi cho Việt Nam cũng như Singapore vì cả hai nước đều là thành viên của TPP.
Tiến sỹ Aekapol cho biết: “Là thành viên của TPP, Việt Nam sẽ phải tham gia các cuộc đàm phán sâu hơn và rộng hơn các cuộc đàm phán trong khối ASEAN. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ đầu tư và dịch vụ, những lĩnh vực có ý nghĩa đối với Việt Nam và cũng có lợi cho Singapore và ASEAN nói chung”./.
Kim Yến/Singapore (Vietnam+)